Ngày 27/08, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền đã chủ trì phiên họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (gọi tắt là dự thảo Nghị định).
28/08/2014
Tại phiên họp, bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đã nêu một số điểm mới của dự thảo Nghị định. Theo đó, bà nhấn mạnh quy định về việc chuyển đổi mô hình Phòng công chứng sang Văn phòng công chứng, đây là một xu hướng tất yếu nhằm thực hiện lộ trình xã hội hóa hoạt động công chứng đã được Luật Công chứng năm 2014 quy định và nhằm tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động công chứng với tính chất là dịch vụ công. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chuyển đổi được hiệu quả cần phải có lộ trình, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án chuyển đổi trên cơ sở căn cứ vào mức độ xã hội hóa tại địa bàn cao, số lượng hợp đồng giao dịch cao, hoạt động tài chính thu đủ bù chi và ổn định.
Việc chuyển đổi phải bảo đảm quyền lợi cho các Công chứng viên
Dự thảo Nghị định quy định về chế độ chính sách của viên chức, người lao động tại Văn phòng công chứng. Đây là những quy định mang tính nguyên tắc và sẽ được cụ thể trong Đề án chuyển đổi. Việc chuyển đổi phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan, phải công khai minh bạch, dân chủ và có tính kế thừa nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động công chứng tại các đơn vị chuyển đổi, đặc biệt là phải bảo đảm được lợi ích cho các công chức, viên chức đang làm việc tại đó.
Một số đại biểu cho rằng, việc đấu giá Phòng công chứng rất khó đảm bảo quyền lợi cho những Công chứng viên làm tại đơn vị cũ. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng công chứng số 1 tại tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, “việc đem ra đấu giá tài sản của Phòng công chứng thì được, nhưng đấu giá quyền lợi thì không thể được, quy định của pháp luật cần phải tính đến mục đích của việc chuyển đổi nếu được xã hội hóa, nhưng vẫn đảm bảo thành công và Công chứng viên yên tâm đi theo, làm việc”.
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền khẳng định “vấn đề bảo đảm quyền lợi cho các Công chứng viên là chính đáng, phải tính đến việc chuyển đổi thành công, hướng đến tương lai một đội ngũ Công chứng viên tự chủ, tự quản. Tới đây, đưa dự thảo Nghị định ra lấy ý kiến, nên đưa ra các phương án để các Bộ, ban, ngành rộng đường thảo luận, trên cơ sở đó sẽ xem xét, quyết định tiếp”./.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết