Ngày 27/08, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền đã chủ trì phiên họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (gọi tắt là dự thảo Nghị định).
28/08/2014
Tại phiên họp, bà Đỗ Hoàng Yến, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đã nêu một số điểm mới của dự thảo Nghị định. Theo đó, bà nhấn mạnh quy định về việc chuyển đổi mô hình Phòng công chứng sang Văn phòng công chứng, đây là một xu hướng tất yếu nhằm thực hiện lộ trình xã hội hóa hoạt động công chứng đã được Luật Công chứng năm 2014 quy định và nhằm tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động công chứng với tính chất là dịch vụ công. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chuyển đổi được hiệu quả cần phải có lộ trình, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án chuyển đổi trên cơ sở căn cứ vào mức độ xã hội hóa tại địa bàn cao, số lượng hợp đồng giao dịch cao, hoạt động tài chính thu đủ bù chi và ổn định.
Việc chuyển đổi phải bảo đảm quyền lợi cho các Công chứng viên
Dự thảo Nghị định quy định về chế độ chính sách của viên chức, người lao động tại Văn phòng công chứng. Đây là những quy định mang tính nguyên tắc và sẽ được cụ thể trong Đề án chuyển đổi. Việc chuyển đổi phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan, phải công khai minh bạch, dân chủ và có tính kế thừa nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động công chứng tại các đơn vị chuyển đổi, đặc biệt là phải bảo đảm được lợi ích cho các công chức, viên chức đang làm việc tại đó.
Một số đại biểu cho rằng, việc đấu giá Phòng công chứng rất khó đảm bảo quyền lợi cho những Công chứng viên làm tại đơn vị cũ. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng phòng công chứng số 1 tại tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, “việc đem ra đấu giá tài sản của Phòng công chứng thì được, nhưng đấu giá quyền lợi thì không thể được, quy định của pháp luật cần phải tính đến mục đích của việc chuyển đổi nếu được xã hội hóa, nhưng vẫn đảm bảo thành công và Công chứng viên yên tâm đi theo, làm việc”.
Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền khẳng định “vấn đề bảo đảm quyền lợi cho các Công chứng viên là chính đáng, phải tính đến việc chuyển đổi thành công, hướng đến tương lai một đội ngũ Công chứng viên tự chủ, tự quản. Tới đây, đưa dự thảo Nghị định ra lấy ý kiến, nên đưa ra các phương án để các Bộ, ban, ngành rộng đường thảo luận, trên cơ sở đó sẽ xem xét, quyết định tiếp”./.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư Pháp
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng