Sáng 3-9, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đã tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Trưởng đoàn ĐBQH Huỳnh Nghĩa và sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các quận, huyện.
Tại buổi lấy ý kiến đã có nhiều đại biểu đề nghị cần quy định rõ tại điều 5 của dự thảo là bất động sản đưa vào kinh doanh là đất đai hay quyền sử dụng đất để thống nhất với Luật Đất đai. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề nghị bổ sung các loại bất động sản như vườn cây, cơ sở nuôi trồng thủy sản, trang trại…vào phạm vi điều chỉnh của luật.
Lãnh đạo Sở TN&MT và các quận cho rằng, cần phải làm rõ đối với nhà, công trình xây dựng đã qua sử dụng thì việc kiểm soát chất lượng thực hiện như thế nào và ai kiểm soát; đề nghị không nên quy định mức vốn pháp định trong dự án luật mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với từng thời kỳ và phải linh động có thể thấp hơn chứ không nên quy định là mức huy động vốn là 20 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, các dịch vụ thẩm định giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, đấu giá bất động sản không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản vì đã được điều chỉnh bởi pháp luật về giá, quảng cáo, đấu giá…
Các ý kiến khác của đại biểu cũng cho rằng, quy định phải có bảo lãnh trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai sẽ khó khả thi trong thực tế vì ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro nếu dự án không thực hiện được. Do vậy các ngân hàng sẽ không nhận bảo lãnh cho các dự án. Ngoài ra, đại diện các sở cũng đề nghị Quốc hội cần làm rõ chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là giấy phép hành nghề hay chứng chỉ đào tạo nghề. Các ý kiến cũng đồng tình với việc cần phải xem xét đơn vị nào được phép đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề mô giới bất động sản. Bởi vì nếu chỉ quy định chung chung thì sẽ khó quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề này.
Kết luận, buổi góp ý đã có 17 ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các sở ngành và các quận huyện. Ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho biết, việc lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản lần này là rất quan trọng. Vì vấn đề liên quan đến bất động sản, nhà đất luôn gắn liền trực tiếp tới từng người dân. Do đó các ý kiến đóng của các đại biểu sẽ được Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tiếp thu và sẽ trực tiếp đưa các ý kiến này ra diễn đàn Quốc hội để luật sửa đổi lần này được hoàn thiện hơn.
LÊ NHÂN
Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Văn phòng dịch vụ cho thuê - xu hướng mới đón đầu TPP
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh