Sáng 3-9, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng đã tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dưới sự chủ trì của Trưởng đoàn ĐBQH Huỳnh Nghĩa và sự tham gia của lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng các quận, huyện.
Tại buổi lấy ý kiến đã có nhiều đại biểu đề nghị cần quy định rõ tại điều 5 của dự thảo là bất động sản đưa vào kinh doanh là đất đai hay quyền sử dụng đất để thống nhất với Luật Đất đai. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề nghị bổ sung các loại bất động sản như vườn cây, cơ sở nuôi trồng thủy sản, trang trại…vào phạm vi điều chỉnh của luật.
Lãnh đạo Sở TN&MT và các quận cho rằng, cần phải làm rõ đối với nhà, công trình xây dựng đã qua sử dụng thì việc kiểm soát chất lượng thực hiện như thế nào và ai kiểm soát; đề nghị không nên quy định mức vốn pháp định trong dự án luật mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với từng thời kỳ và phải linh động có thể thấp hơn chứ không nên quy định là mức huy động vốn là 20 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó, các dịch vụ thẩm định giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, đấu giá bất động sản không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản vì đã được điều chỉnh bởi pháp luật về giá, quảng cáo, đấu giá…
Các ý kiến khác của đại biểu cũng cho rằng, quy định phải có bảo lãnh trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai sẽ khó khả thi trong thực tế vì ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro nếu dự án không thực hiện được. Do vậy các ngân hàng sẽ không nhận bảo lãnh cho các dự án. Ngoài ra, đại diện các sở cũng đề nghị Quốc hội cần làm rõ chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản là giấy phép hành nghề hay chứng chỉ đào tạo nghề. Các ý kiến cũng đồng tình với việc cần phải xem xét đơn vị nào được phép đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề mô giới bất động sản. Bởi vì nếu chỉ quy định chung chung thì sẽ khó quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề này.
Kết luận, buổi góp ý đã có 17 ý kiến đóng góp của đại diện lãnh đạo các sở ngành và các quận huyện. Ông Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho biết, việc lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản lần này là rất quan trọng. Vì vấn đề liên quan đến bất động sản, nhà đất luôn gắn liền trực tiếp tới từng người dân. Do đó các ý kiến đóng của các đại biểu sẽ được Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng tiếp thu và sẽ trực tiếp đưa các ý kiến này ra diễn đàn Quốc hội để luật sửa đổi lần này được hoàn thiện hơn.
LÊ NHÂN
Theo Cổng TTĐT Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp địa ốc tránh “làm tất, ăn cả”
- Ngân hàng bảo lãnh giao dịch BĐS - Có khả thi?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2015”
- Đất Xanh 'bắt tay' Vietinbank triển khai hàng loạt dự án bất động sản
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
- Kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030
- Ngày 21-1, giao lưu trực tuyến giá đất tăng, đóng thuế ra sao?
- Sẽ sớm có nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở
- Thâu tóm bất động sản: Vì sao nhà đầu tư Việt “mạnh tay”?
- Vay gói 30.000 tỉ đồng: Không khó!
- Xây dựng người Đà Nẵng văn hóa, văn minh
- Không có chuyện luật cởi mở, nghị định thắt
- Thị trường BĐS TPHCM trên đà phục hồi
- Phố đêm 9 con thuyền, rộng 12.000 m2 bên bờ sông Hàn
- Bất động sản nhúc nhích: Người mua đừng theo phong trào
- “Cháy hàng” căn hộ nhà ở xã hội
- Đà Nẵng bán hơn 1.000 căn hộ nhà ở xã hội
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thành ủy Đà Nẵng
- Chiến lược cho sự "chuyển mình mạnh mẽ" của bất động sản 2015
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết