(Cadn.com.vn) - Hiện chưa cơ quan nào trên địa bàn TP Đà Nẵng thống kê chính thức số lượng dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng, nộp tiền đất, giải chấp, cầm cố lãi suất cao. Tuy nhiên, thực tế thì có thể tìm thấy loại dịch vụ này bất cứ lúc nào.
Các dịch vụ kể trên được quảng cáo bằng cái tên khá mỹ miền - “dịch vụ hỗ trợ vay vốn”. Người trong cuộc thì gọi bằng tiếng lóng nhưng chuẩn xác và rõ bản chất hơn – “tín dụng đen”.
Dịch vụ công khai...
Theo xác minh của chúng tôi tại Sở Kế hoạch – Đầu tư và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP Đà Nẵng thì tuyệt đại đa số các dịch vụ vay nóng đều không có giấy phép đăng ký, chỉ hoạt động bằng các mối quan hệ quen biết, đăng thông báo nếu ai có nhu cầu gọi điện gặp làm việc hoặc các trung tâm địa ốc thời kỳ thị trường không có giao dịch tìm cách chuyển qua làm dịch vụ cho vay.
Phần lớn các dịch vụ này đăng quảng cáo không để địa chỉ mà chỉ để lại số điện thoại. Phương thức hoạt động cũng rất tinh vi, khách có nhu cầu gọi điện thoại luôn được chủ các dịch vụ hỏi lại rất kỹ, đại loại: anh/chị ở đâu?, cần vay bao nhiêu?, vay làm gì?, bao lâu?... Khi người vay tiền đồng ý thì được chủ cho vay hẹn gặp một địa điểm làm việc.
Các trung tâm bất động sản kiêm dịch vụ cho mượn tiền |
Tuỳ theo mức vay mà ấn định lãi suất lãi suất giao dịch phổ biến từ 3 đến 6%/tháng (tương đương 36 – 72%/năm, trong khi đó, lãi suất ngân hàng 21 – 23 %/năm). Anh H, một trong những người sơ khai dịch vụ này đầu tiên tại Đà Nẵng, cho biết: “Trước đây trong giới kinh doanh địa ốc như tôi chỉ một vài người làm, nhưng thời điểm khó khăn này, ngân hàng lại siết chặt tín dụng rất nhiều người đã tìm đến các dịch vụ này để làm ăn và bây giờ hàng tháng có thể bỏ túi hàng chục triệu đồng nếu may thì còn hơn nữa. Vì vậy, rất nhiều dịch vụ như thế mở ra liên tục”.
Giới tài chính khẳng định, việc nở rộ các hình thức “tín dụng đen” là do nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp quá lớn mà các tổ chức tín dụng hợp pháp chưa đáp ứng kịp thời.
... Rủi ro tiềm ẩn
Bàn tay của ngân hàng “Việc các tổ chức “tín dụng đen” cho vay nóng đang nở rộ gần đây không ngoại trừ các dịch vụ có móc nối với một số cán bộ của ngân hàng để tuồn vốn ra ngoài mục đích hưởng chênh lệch lãi suất, chúng tôi đang theo dõi để kịp thời xử lý” - ông Võ Minh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP Đà Nẵng |
Đã có khách hàng rất cần tiền để nhập hàng về tiêu dùng trong dịp tết, vay tiền ngân hàng không được đành đến gõ cửa các “dịch vụ hỗ trợ vay vốn”, với lãi suất ấn định 4%/tháng cộng thêm một mức phí từ 2%/tổng số tiền vay. Ông T (trú Q. Sơn Trà) cho biết: “Tôi cần 1,2 tỷ đồng để đáo hạn cho ngân hàng HD Bank. Hỏi mượn bạn bè đều bị từ chối. Sợ ngân hàng đưa vào nhóm nợ xấu thì không thể vay lần sau, đành đến gõ cửa các dịch vụ vay nóng. Tôi phải chấp nhận lãi suất 4%/tháng. Để vay được 1,2 tỷ đồng tôi phải mất 48 triệu tiền lãi”.
Cả hai bên cần thận trọng! Theo Luật sư Hoàng Anh, văn phòng luật sư Đỗ Pháp, kinh doanh tiền tệ là hình thức kinh doanh đặc biệt, chỉ có ngân hàng mới được cấp phép. Theo Luật Dân sự, cá nhân cho vay tiền lẫn nhau là qua hệ dân sự trong vay mượn tài sản (tài sản là tiền). Điều 476 quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố, tức là lãi suất hiện nay 14% thì chỉ được thoả thuận cho vay với mức 21,5%. Do đó, nếu áp dụng Luật thì hợp đồng vay tín dụng đen như hiện nay thì sẽ vô hiệu một phần (phần lãi suất). Đó là chưa kể hậu quả khi quan hệ vay mượn không thực hiện đúng cam kết. Điều đáng nói là kinh doanh “tín dụng đen” là trái pháp luật song việc kết tội những người có hành vi này lại hết sức khó khăn. Do đó, người cho vay và người đi vay cần cẩn trọng kẻo tiền mất tật mang. |
Anh Dũng, Giám đốc một Cty xây dựng trên địa bàn TP, kể: “Cty của tôi cũng thường phải vay nóng, khi thì để đáo hạn, giải chấp, khi thanh toán hợp đồng hoặc trả lương cho công nhân. Mỗi lần vay từ 1 đến 2 tỷ đồng và thời hạn vay ngắn, có khi chỉ vài ngày và phổ biến từ một tuần đến một tháng. Tất nhiên, lãi suất thì không thể tưởng tượng: 4,5%/tháng. Vay 1 tỷ đồng thì hàng tháng phải trả 45 triệu đồng chưa kể phí ban đầu. Với mức lãi suất như vậy thì không một lợi nhuận nào có thể bù nổi, nhưng quả thực là chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn”.
Theo ông Võ Minh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP Đà Nẵng, việc nở rộ các hình thức cho vay tín dụng nóng là do nhu cầu về vốn của cá nhân và doanh nghiệp quá lớn, mà các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng kịp. Cũng theo ông Minh, hình thức cho vay này ẩn chứa rủi ro rất lớn. Và sự rủi ro trong “tín dụng đen” cũng là một trong những tác nhân nguy hại đối với hệ thống tài chính – tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, mọi công dân cần hết sức đề cao cảnh giác khi đưa ra bất kỳ quyết định nào đối với các giao dịch loại này.
Xuân Đương
Các bản tin khác
- Đà Nẵng “bùng nổ” condotel
- Cần cẩn trọng với tín dụng bất động sản
- Thiết kế cảnh quan sông Hàn: Hành động nhanh với ý tưởng mới
- Đà Nẵng chính thức xin vay gần 6.400 tỷ di dời ga đường sắt
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ đi về đâu?
- Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2017: Để người dân và du khách được hưởng lợi
- Năm 2017 chưa có bong bóng bất động sản
- Miễn giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ
- Đà Nẵng: Đề xuất Chính phủ phương án đầu tư dự án Di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Thị trường condotel 2017: Luồng “gió mới” của thị trường
- Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
- Đà Nẵng có thêm khách sạn 4 sao
- Đà Nẵng – đầu tư bất động sản gắn liền với định hướng phát triển kinh tế bền vững
- Hội nghị Thành ủy lần thứ 8: Tăng cường công tác quản lý xây dựng và trật tự đô thị
- Công bố 6 dự án nhà ở thương mại được giao dịch mua bán
- Đà Nẵng đăng cai Liên hoan kiến trúc Việt Nam 2017
- Không có chuyện "mất trắng" căn hộ chung cư sau 50 năm
- Công nhận kết quả đấu giá đối với các lô đất thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà và phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ
- 1.500 tỷ đồng thực hiện dự án tuyến đường vành đai phía tây
- Đề nghị Thủ tướng cho phép lập quy hoạch tổng thể phát triển Đà Nẵng