Đã có khiếu nại từ khách hàng, liên quan đến hình thức timeshare tại dự án Hyatt Regency ở Đà Nẵng...
Một góc dự án khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency
Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn và khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency mới đây đã gặp phải rắc rối từ một khách hàng.
Rắc rối này liên quan đến chương trình kinh doanh timeshare đang được triển khai tương đối thuận lợi lâu nay, chỉ vì khác biệt về cách hiểu đối với một hình thức mới trong lĩnh vực bất động sản.
Một khách hàng sở hữu một biệt thự hay căn hộ tại một khu resort có thể chỉ đến đó ở vài tuần, nhiều thì vài tháng mỗi năm. Thời gian còn lại, việc bỏ trống là rất lãng phí và hình thức timeshare, dịch nôm na là "chia sẻ thời gian sử dụng" hay "cùng sở hữu, cùng kinh doanh" đã ra đời.
Với hình thức này, trong thời gian "đi vắng", chủ sở hữu sẽ giao lại cho chủ đầu tư quản lý và kinh doanh theo hình thức khách sạn, và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi các chi phí.
Theo một chuyên gia về bất động sản, ý tưởng này được xuất hiện từ việc IBM và các ngân hàng đã nghĩ ra một phương án là nhiều ngân hàng cùng chung nhau chia sẻ quyền sử dụng máy tính để chia sẻ chi phí. Sau này ý tưởng về “chia sẻ thời gian” đó được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và resort nghỉ dưỡng với những tên tuổi nổi tiếng và đã rất thành công như Hilton, Sheraton, Marriot hay Disney….
Về lý thuyết, với timeshare, chủ sở hữu sẽ sở hữu một kỳ nghỉ dưỡng tại các resort trong một tuần đã được ấn định; chuyển nhượng quyền sử dụng sang cho người khác; tặng phần sở hữu cho người khác, hoặc tặng tuần nghỉ dưỡng đã được ấn định của mình cho người thân và bạn bè; trao đổi tuần nghỉ dưỡng được ấn định với những người đồng sở hữu khác; có thể bán quyền sở hữu của mình thông qua quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên mạng hay thông qua môi giới chuyên nghiệp.
Cho đến nay, timeshare vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dự án du lịch nghỉ dưỡng, hình thức này đã trở nên phổ biến trong vài năm gần đây. Nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp như Hồ Tràm, The Nam Hai, Furama hay Flamingo Đại Lải... đều đã và đang áp dụng hình thức này.
Câu chuyện rắc rối mới đây tại khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency xuất phát từ việc một khách hàng cảm thấy "thiệt thòi" khi việc hợp tác timeshare đã không mang lại lợi ích như kỳ vọng.
Cụ thể, trong quý 2/2014, bà S., chủ sở hữu căn hộ số B702 thuộc block B trong dự án, đã sử dụng căn hộ này tới 49 ngày. Trong các ngày còn lại, Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn đã khai thác được 12 ngày theo hình thức cho thuê, với mức giá dao động từ 3,3 triệu đồng/ngày đêm trở lên.
Tổng cộng "doanh thu" của 12 ngày này là khoảng 70 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí bao gồm giá vốn dịch vụ, chi phí hành chính và các chi phí khác, số tiền bà S. được hưởng là 22,5 triệu đồng, một khoản tiền mà bà cho rằng chưa thỏa đáng, đưa tới khiếu nại của bà với báo giới.
Trước khiếu nại này, chiều 3/9, đại diện Công ty Indochina Land, chủ đầu tư của khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency đã có cuộc trao đổi với báo giới, để góp phần làm rõ các thông tin liên quan.
Theo ông Christopher Piro, Giám đốc điều hành Indochina Land, khi quyết định triển khai timeshare, Indochina Land đã ủy quyền cho Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn trực tiếp thực hiện chương trình này.
Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn đã thông báo cho khách hàng và soạn thảo "hợp đồng chương trình cho thuê (căn hộ)" gửi đến các khách hàng với nguyên tắc chung là "sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ việc khách thuê phòng sẽ được chia đôi, chủ căn hộ được hưởng 50% lợi nhuận, 50% còn lại sẽ thuộc về Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ hành Sơn".
Tính đến nay, có tới 94% số khách hàng mua biệt thự và căn hộ tại dự án đã đăng ký tham gia chương trình, tương ứng với 178 căn cả hai loại. Đại diện Indochina Land nói, với việc Đà Nẵng trở thành một điểm nóng du lịch thời gian qua, việc khai thác timeshare tại đây khá ổn và phần đông khách hàng đều cảm thấy hài lòng với nguồn thu hàng quý.
Phía Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn cũng áp dụng những điều kiện linh hoạt cho khách hàng, chẳng hạn khách hàng được sử dụng tối đa 90 ngày, một mức khá cao so với trung bình là 50 ngày theo thông lệ về timeshare. Công ty cũng chủ động báo cáo tình hình thuê cho khách hàng 3 tháng một lần.
Báo cáo tài chính hàng năm cũng được kiểm toán bởi một công ty quốc tế và khách hàng có quyền kiểm tra quá trình này. Với ràng buộc là lợi ích của hai bên tương đương nhau, theo ông Christopher Piro, phía cho thuê cũng luôn muốn cho thuê được với giá cao nhất có thể để cùng hưởng lợi với khách hàng.
Tuy nhiên, ông cũng giải thích, do đặc thù của ngành du lịch là tùy thời điểm trong năm, tùy việc đặt sớm hay muộn, hoặc đặt lẻ hay theo đoàn, giá cho thuê có thể khác nhau theo từng ngày, tương tự như việc mua vé máy bay.
Đây chính là lý do khi nhìn vào bảng kê cả quý, khách hàng phân vân và nghi ngờ về doanh thu cho thuê.
Ông này nói thêm, thông thường khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng là vì nhu cầu được sở hữu bất động sản tại những địa điểm đặc biệt, qua đó thể hiện một phong cách sống. Nguồn thu từ việc tham gia timeshare là thứ yếu, không ai coi nguồn thu từ timeshare là mục tiêu cuối cùng, giống như một hình thức lợi nhuận đầu tư.
Hơn thế, timeshare là hoàn toàn tự nguyện, hai bên cùng thống nhất các nguyên tắc trước khi ký hợp đồng và do đó, các cáo buộc là "do cách hiểu và suy diễn thiếu tích cực của khách hàng", theo đại diện Indochina Land.
"Về nguyên tắc thì việc chấm dứt hợp đồng timeshare phải được báo trước một thời gian nhất định, tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng tôi có thể xem xét việc đó ngay để đảm bảo lợi ích của các bên liên quan", ông Piro nói, nhấn mạnh đây là việc bất đắc dĩ và "rất lấy làm tiếc khi phần lớn các khách hàng khác đang rất hài lòng".
Rắc rối này liên quan đến chương trình kinh doanh timeshare đang được triển khai tương đối thuận lợi lâu nay, chỉ vì khác biệt về cách hiểu đối với một hình thức mới trong lĩnh vực bất động sản.
Một khách hàng sở hữu một biệt thự hay căn hộ tại một khu resort có thể chỉ đến đó ở vài tuần, nhiều thì vài tháng mỗi năm. Thời gian còn lại, việc bỏ trống là rất lãng phí và hình thức timeshare, dịch nôm na là "chia sẻ thời gian sử dụng" hay "cùng sở hữu, cùng kinh doanh" đã ra đời.
Với hình thức này, trong thời gian "đi vắng", chủ sở hữu sẽ giao lại cho chủ đầu tư quản lý và kinh doanh theo hình thức khách sạn, và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi các chi phí.
Theo một chuyên gia về bất động sản, ý tưởng này được xuất hiện từ việc IBM và các ngân hàng đã nghĩ ra một phương án là nhiều ngân hàng cùng chung nhau chia sẻ quyền sử dụng máy tính để chia sẻ chi phí. Sau này ý tưởng về “chia sẻ thời gian” đó được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và resort nghỉ dưỡng với những tên tuổi nổi tiếng và đã rất thành công như Hilton, Sheraton, Marriot hay Disney….
Về lý thuyết, với timeshare, chủ sở hữu sẽ sở hữu một kỳ nghỉ dưỡng tại các resort trong một tuần đã được ấn định; chuyển nhượng quyền sử dụng sang cho người khác; tặng phần sở hữu cho người khác, hoặc tặng tuần nghỉ dưỡng đã được ấn định của mình cho người thân và bạn bè; trao đổi tuần nghỉ dưỡng được ấn định với những người đồng sở hữu khác; có thể bán quyền sở hữu của mình thông qua quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên mạng hay thông qua môi giới chuyên nghiệp.
Cho đến nay, timeshare vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dự án du lịch nghỉ dưỡng, hình thức này đã trở nên phổ biến trong vài năm gần đây. Nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp như Hồ Tràm, The Nam Hai, Furama hay Flamingo Đại Lải... đều đã và đang áp dụng hình thức này.
Câu chuyện rắc rối mới đây tại khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency xuất phát từ việc một khách hàng cảm thấy "thiệt thòi" khi việc hợp tác timeshare đã không mang lại lợi ích như kỳ vọng.
Cụ thể, trong quý 2/2014, bà S., chủ sở hữu căn hộ số B702 thuộc block B trong dự án, đã sử dụng căn hộ này tới 49 ngày. Trong các ngày còn lại, Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn đã khai thác được 12 ngày theo hình thức cho thuê, với mức giá dao động từ 3,3 triệu đồng/ngày đêm trở lên.
Tổng cộng "doanh thu" của 12 ngày này là khoảng 70 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí bao gồm giá vốn dịch vụ, chi phí hành chính và các chi phí khác, số tiền bà S. được hưởng là 22,5 triệu đồng, một khoản tiền mà bà cho rằng chưa thỏa đáng, đưa tới khiếu nại của bà với báo giới.
Trước khiếu nại này, chiều 3/9, đại diện Công ty Indochina Land, chủ đầu tư của khu nghỉ dưỡng Hyatt Regency đã có cuộc trao đổi với báo giới, để góp phần làm rõ các thông tin liên quan.
Theo ông Christopher Piro, Giám đốc điều hành Indochina Land, khi quyết định triển khai timeshare, Indochina Land đã ủy quyền cho Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn trực tiếp thực hiện chương trình này.
Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn đã thông báo cho khách hàng và soạn thảo "hợp đồng chương trình cho thuê (căn hộ)" gửi đến các khách hàng với nguyên tắc chung là "sau khi trừ chi phí, lợi nhuận từ việc khách thuê phòng sẽ được chia đôi, chủ căn hộ được hưởng 50% lợi nhuận, 50% còn lại sẽ thuộc về Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ hành Sơn".
Tính đến nay, có tới 94% số khách hàng mua biệt thự và căn hộ tại dự án đã đăng ký tham gia chương trình, tương ứng với 178 căn cả hai loại. Đại diện Indochina Land nói, với việc Đà Nẵng trở thành một điểm nóng du lịch thời gian qua, việc khai thác timeshare tại đây khá ổn và phần đông khách hàng đều cảm thấy hài lòng với nguồn thu hàng quý.
Phía Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn cũng áp dụng những điều kiện linh hoạt cho khách hàng, chẳng hạn khách hàng được sử dụng tối đa 90 ngày, một mức khá cao so với trung bình là 50 ngày theo thông lệ về timeshare. Công ty cũng chủ động báo cáo tình hình thuê cho khách hàng 3 tháng một lần.
Báo cáo tài chính hàng năm cũng được kiểm toán bởi một công ty quốc tế và khách hàng có quyền kiểm tra quá trình này. Với ràng buộc là lợi ích của hai bên tương đương nhau, theo ông Christopher Piro, phía cho thuê cũng luôn muốn cho thuê được với giá cao nhất có thể để cùng hưởng lợi với khách hàng.
Tuy nhiên, ông cũng giải thích, do đặc thù của ngành du lịch là tùy thời điểm trong năm, tùy việc đặt sớm hay muộn, hoặc đặt lẻ hay theo đoàn, giá cho thuê có thể khác nhau theo từng ngày, tương tự như việc mua vé máy bay.
Đây chính là lý do khi nhìn vào bảng kê cả quý, khách hàng phân vân và nghi ngờ về doanh thu cho thuê.
Ông này nói thêm, thông thường khách hàng mua bất động sản nghỉ dưỡng là vì nhu cầu được sở hữu bất động sản tại những địa điểm đặc biệt, qua đó thể hiện một phong cách sống. Nguồn thu từ việc tham gia timeshare là thứ yếu, không ai coi nguồn thu từ timeshare là mục tiêu cuối cùng, giống như một hình thức lợi nhuận đầu tư.
Hơn thế, timeshare là hoàn toàn tự nguyện, hai bên cùng thống nhất các nguyên tắc trước khi ký hợp đồng và do đó, các cáo buộc là "do cách hiểu và suy diễn thiếu tích cực của khách hàng", theo đại diện Indochina Land.
"Về nguyên tắc thì việc chấm dứt hợp đồng timeshare phải được báo trước một thời gian nhất định, tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng tôi có thể xem xét việc đó ngay để đảm bảo lợi ích của các bên liên quan", ông Piro nói, nhấn mạnh đây là việc bất đắc dĩ và "rất lấy làm tiếc khi phần lớn các khách hàng khác đang rất hài lòng".
Yến Thanh
Theo Thời báo Kinh tế VN
-
Hyatt Regency Danang Residences chỉ còn 1 biệt thự, 14 căn hộ chưa bán
THU HƯƠNGHyatt Regency Danang Residences liên tục giữ vị trí bất động sản nghỉ dưỡng bán chạy nhất Việt Nam...
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay