CafeLand - Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/09, VN-Index đóng cửa ở mức 638,65 điểm, vượt qua mức đỉnh cao năm 2009 và đạt mức cao nhất trong hơn 6 năm qua. Tuy nhiên, chỉ số giá của những cổ phiếu bất động sản vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh này. Liệu rằng đây có phải là một tín hiệu cho thấy cổ phiếu bất động sản sẽ tăng mạnh bắt nhịp với với thị trường trong thời gian tới?
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số cổ phiếu bất động sản (Real-Index) đạt 72 điểm, tăng 41% so với đầu năm. Đây là mức cao hơn nhiều so với VN-Index chỉ số giá chỉ tăng khoảng 27%. Tuy nhiên, so với mức đỉnh phục hồi năm 2009 thì VN-Index đã vượt qua, trong khi đó Real-Index vẫn còn thấp hơn 42%. Điều này cho thấy dù phục hồi nhưng cổ phiếu bất động sản vẫn đang có một mức giá khá thấp so với trước đó.
Việc Real-Index thấp cũng là điều dễ hiểu. Trong số những doanh nghiệp bất động sản trên sàn, ngoài VinGroup có thành quả tăng trưởng vượt bậc thì phần lớn những cổ phiếu còn lại vẫn chìm ngập trong khó khăn. Thống kê trên sàn chứng khoán cho thấy cổ phiếu có đến 20% cổ phiếu bất động sản bị thua lỗ trong quý 2. Lũy kết trong 6 tháng có hơn 15% bị thua lỗ. Đây là một mức cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Tính trung bình trong 6 tháng đầu năm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bất động sản (không tính Hoàng Anh Gia Lai và VinGroup) chưa tới 3%.
Doanh nghiệp thua lỗ nhiều nhất trong 6 tháng là NVT (Du Lịch Ninh Vân Bay), ITC (Đầu tư & KD Nhà Intreco, LHG (Long Hậu), thua lỗ trên 10 tỷ đồng. Một loạt đại gia khác trên thị trường bất động sản như Hoàng Quân, Phát Đạt, Quốc Cường Gia Lai, Sacomreal, Xây Dựng Bình Chánh… chỉ có mức lợi nhuận tượng trưng.
Hiện nay, lãi suất đã giảm mạnh nên khó khăn của doanh nghiệp cũng được giảm bớt. Dù vậy, việc vay vốn để đầu tư dự án và bán được hàng không phải là công việc dễ dàng. Có không ít đại gia bất động sản doanh thu chỉ vỏn vẹn vài tỷ đồng, thậm chí là âm trong quý 2 vừa qua. Nhiều doanh nghiệp làm ảo thuật doanh thu bằng cách chuyển nhượng dự án vòng vo để che dấu tình trạng thực của mình.
Căn bệnh lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp bất động sản là giá vốn hiện tại quá cao do phải gánh chi phí lãi suất trong thời gian dài. Điều này sẽ ngăn cảm việc giảm giá thành sản phẩm đê tiêu thụ trên thị trường.
Trở lại với cổ phiếu bất động sản ta thấy nhiều cổ phiếu hiện đang ở mức giá thấp hơn nhiều so với trước. Rất nhiều cổ phiếu đang được giao dịch dưới mệnh giá. Thống kê cho thấy vẫn còn có hơn 50% doanh nghiệp bất động sản có cổ phiếu thấp hơn mệnh giá. Đại gia động sản đình đám một thời như SCR, KBC cũng vừa thoát khỏi mệnh giá, trong khi đó một loạt cổ phiếu như HQC, QCG, NHA, VPH… So với mức đỉnh của năm 2009 thì hàng loạt cổ phiếu bất động sản đang có mức giá thấp hơn nhiều như SJS, QCG, HQC, BCI…
Có một số dấu hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang ấm dần với việc giao dịch bất động sản đã tăng trở lại. Bên cạnh đó các chính sách tín dụng đối với bất động sản thay vì bị kiềm chế như trước này được khuyến khích tung vào thị trường. Những dấu hiệu đó cho thấy nhiều khả năng thị trường bất động sản sẽ bớt khó khăn hơn và phục hồi dần trong thời gian tới.
Theo tính chu kỳ, thị trường chứng khoán thường phục hồi trước sự phục hồi của nền kinh tế. Như vậy, với sự ấm lên của thị trường bất động sản và tín hiệu tích cực từ nền kinh tế nhiều thì dù doanh nghiệp bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng cổ phiếu bất động sản có thể còn phục hồi mạnh trong thời gian tới.
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng