Quy định người nước ngoài nhập cảnh là được quyền sở hữu nhà ở đã không còn tại dự thảo luật mới nhất...
Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Quy định về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã chặt chẽ hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết tại báo cáo một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Đây là dự thảo luật được các vị đại biểu chuyên trách thảo luận trong sáng 10/9, sau đó sẽ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm nay.
Qua nhiều phiên thảo luận, chủ trương mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã nhận được sự đồng thuận khá cao.
Song mở đến mức nào, thì vẫn là nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.
Theo quy định của dự thảo luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tháng 8/2014 thì cả Việt kiều và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được sở hữu nhà ở.
Tại phiên họp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng người nước ngoài về Việt Nam mua nhà để ở, để làm ăn, học tập hay về hẳn Việt Nam tái định cư thì, hoan nghênh, “còn ông vào hai ngày mua cái nhà rồi ông đi thì không có được”.
Một số ý kiến khác cũng băn khoăn với quy định cứ nhập cảnh là được mua nhà tại Việt Nam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết để bảo đảm chặt chẽ hơn, dự thảo luật trình hội nghị đại biểu chuyên trách đã bổ sung rõ về điều kiện mua nhà ở. Đó là đối với cá nhân nước ngoài thì phải đang học tập, làm việc, sinh sống tại Việt Nam và giao Chính phủ quy định về số lượng căn hộ chung cư cụ thể trong trường hợp một khu vực dân cư có nhiều tòa nhà chung cư để bảo đảm tính linh hoạt cũng như về vấn đề an ninh quốc phòng.
Đồng thời, quy định chặt chẽ phương thức thanh toán để phòng, chống việc đầu cơ, rửa tiền. Cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu vẫn được giữ nguyên.
Còn quy định cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã không còn ở dự thảo luật mới nhất.
So với dự thảo đã trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ bảy, dự thảo được đại biểu chuyên trách thảo luận cũng đã có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung.
Liên quan đến quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài, dự thảo luật có thêm quy định: đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có nhu cầu; trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài.
Đồng thời chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở thông qua tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Luật Nhà ở (sửa đổi) dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 năm 2015/ và sẽ thay thế một số luật, nghị quyết. Trong đó có nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Nguyễn Lê
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Siêu ưu đãi cho khách mua condotel Hoà Bình Green Đà Nẵng
- 6 lý do giá đất tiếp tục tăng năm 2017
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Đà Nẵng phải trở 1 thành phố khác biệt, có thể cạnh tranh với Singapore, Hồng Kông”
- Gom tiền cuối năm, nhà đất ‘hò’ nhau tăng giá
- Đà Nẵng 20 năm 'khoác áo' Trung ương
- Nét chấm phá mới trong kiến trúc đô thị
- Đà Nẵng chốt phương án làm hầm vượt sông Hàn gần 5.000 tỷ
- Nhiều công trình chào mừng Đà Nẵng 20 năm
- Đà Nẵng - dấu ấn 20 năm đổi mới Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng
- Xu hướng đầu tư đất nền – hứa hẹn nhiều tiềm năng
- BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng tăng tốc đón APEC 2017
- Bí thư Nguyễn Xuân Anh: Tầm nhìn mới của Đà Nẵng sau 20 năm cất cánh
- Kênh đầu tư nào hút dòng tiền cuối năm?
- Những chính sách khuấy động thị trường bất động sản 2016
- Toàn cảnh bất động sản Đà Nẵng
- Bàn thêm về dự án công trình vượt sông Hàn...
- Nhiều cảnh báo cho thị trường bất động sản trong 2017
- Nguy cơ tăng nóng tín dụng mua nhà
- 5 dự báo lạc quan về thị trường bất động sản 2017
- Hoa mắt với ưu đãi mua nhà dịp cuối năm