Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, trong đó đề cập tới một vấn đề nóng bỏng đang được nhiều người chờ đợi là vấn đề sở hữu - sử dụng đất đai.
Cụ thể, về phần cải cách thể chế, Chính phủ nêu rõ sẽ khẳng định lâu dài việc đa sở hữu, nhất là sở hữu tư nhân. Trong đó, về một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, cũng là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt là đất đai, Chính phủ nhấn mạnh sẽ phân biệt rõ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất.
Như vậy với việc ra nghị quyết, Chính phủ đã minh định rõ và cụ thể hóa quan điểm về một đề tài từng gây tranh luận trong Đại hội XI của Đảng hồi đầu năm mà cuối cùng Đoàn Chủ tịch đại hội đã phải đưa ra hai phương án khi biểu quyết Cương lĩnh: quan hệ sản xuất dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu (trong đó có đất đai) hay quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp. Cuối cùng số đông đại biểu dự đại hội đã chọn phương án hai, phương án khiến cho tất cả các nhà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài “thở phào”!
Mặt khác, chính sự không rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trong Luật Đất đai khiến cho chính cơ quan nhà nước bối rối khi xây dựng chính sách. Luật hiện hành chỉ thừa nhận duy nhất một hình thức sở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng nhưng hầu hết các quyền của chủ sở hữu (như mua bán, cho tặng...) lại vẫn trao cho họ khiến cho các chính sách liên quan đến đất đai cực kỳ rối rắm khó hiểu và có thể áp dụng theo nhiều kiểu khác nhau. Chính vì điều này khiến cho tình trạng các nhóm lợi ích tác động đến chính sách nhằm chiếm giữ thật nhiều thứ tài sản này diễn ra ngày một phức tạp, đến mức mà Hội nghị Trung ương 3 vừa qua đã phải ra nghị quyết cảnh báo về vấn đề này. Hơn thế, tình trạng này còn dẫn đến hiện tượng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người ảnh hưởng đến ổn định xã hội ở một số nơi.
Vì thế với việc tiên phong đề cập tới một quan điểm cải cách, trong đó phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, Chính phủ đã quyết nghị chọn lựa một cách thức quản lý xã hội từ nền tảng cơ bản là phân chia công bằng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực quan trọng là đất đai.
Hy vọng từ đây, các chính sách ban hành sẽ được xây dựng căn cơ và bản chất hơn.
Hy vọng từ đây, các chính sách ban hành sẽ được xây dựng căn cơ và bản chất hơn.
PHAN MAI
http://phapluattp.vn
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết