Theo dự thảo thông tư quy định về hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính, các ngân hàng thương mại có nhu cầu cấp tín dụng tiêu dùng cho những đối tượng khách hàng phi chuẩn (khách hàng đại chúng có thu nhập trung bình, thấp, chưa có lịch sử tín dụng, khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng...) phải lập công ty tài chính.
Nếu dự thảo được thông qua, hàng loạt công ty tài chính sẽ được thành lập và cuộc cạnh tranh cho vay tiêu dùng chắc chắn sẽ mang lợi ích lớn cho người vay.
Thực tế hiện nay, cho vay ở thị trường ngách với món vay nhỏ từ vài triệu đồng... hầu như nằm trong tay các công ty tài chính. Nhưng số lượng và tiềm lực của các công ty này còn rất hạn chế so với nhu cầu. Cung ít, cầu nhiều nên lãi vay tiêu dùng bị đẩy lên rất cao, từ 36 - 70%/năm tùy khoản vay. Thậm chí, nếu cộng thêm các loại phí, không ít khoản vay có mức lãi lên đến 100%/năm. Biết lãi suất "cắt cổ" nhưng những người nghèo, học sinh - sinh viên, những người không có tài sản thế chấp vẫn phải "nghiến răng" chấp nhận vì họ không còn lựa chọn nào khác. Thế nhưng lãi vay "một mình một chợ" này sẽ giảm mạnh và chấm dứt khi thị trường bùng nổ công ty tài chính để đáp ứng yêu cầu từ dự thảo nói trên. Bởi để giữ và mở rộng thị phần, vũ khí hiệu quả nhất của các công ty tài chính là cạnh tranh giảm lãi vay, hồ sơ thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. Khi đó, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.
Thực ra cuộc cạnh tranh này đã được "châm ngòi" khi hệ thống ngân hàng (NH) rơi vào cảnh tắc các gói tín dụng lớn cho đối tượng khách vay truyền thống là các doanh nghiệp. Nợ xấu, rồi hoạt động kinh doanh khó khăn, phía NH cũng ngại rủi ro khiến nhu cầu về vốn trong nền kinh tế giảm mạnh. Hệ thống tín dụng rơi vào cảnh ế vốn kéo dài, buộc họ phải cơ cấu lại chiến lược hoạt động của mình, trong đó cho vay tiêu dùng được đẩy mạnh, thậm chí là lối thoát với nhiều NH. Có thể nhận thấy rất rõ thời gian qua, nhiều NH đã chủ động mua lại hoặc liên kết với các công ty tài chính để đẩy mạnh nghiệp vụ này. Lãi vay tiêu dùng nhờ đó cũng giảm một phần dù mức giảm chưa thực sự thuyết phục. Nhưng khi thị trường tài chính được bổ sung một nguồn vốn lớn từ hệ thống NH thông qua việc thành lập các công ty tài chính, áp lực giảm lãi vay chắc chắn sẽ cực lớn.
Không chỉ thế, quy định này cũng áp lực các công ty tài chính đang hoạt động hiện nay phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng minh bạch, rõ ràng hơn. Trước đó, đã xảy ra khá nhiều vụ tranh chấp giữa khách hàng và công ty tài chính trong việc mập mờ lãi suất, áp dụng nhiều loại phí vô lý, thậm chí cả cách hành xử trong giao dịch vay - trả nợ...
Nhiều người vẫn lo ngại sự ra đời của quá nhiều công ty tài chính sẽ kéo theo nhiều vấn đề, nhưng thực tế đây chỉ hợp pháp và chuyên nghiệp hóa một nghiệp vụ mà họ vẫn đang thực hiện. Vì thế, có thể nói, sự bùng nổ này là cần thiết bởi nó tạo ra một sân chơi thực sự cạnh tranh mà người vay sẽ được hưởng lợi.
Nguyên Khanh
Theo Báo Thanh Niên
Các bản tin khác
- Ngân hàng Nhà nước từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
- Đầu tư theo kênh nào để sinh lời?
- Đà Nẵng: Cấm chủ đầu tư bán nhà đất dưới mọi hình thức khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý
- 5.581 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ô tô Indonesia 300 triệu, xe Thái 400 triệu đổ về Việt Nam
- Du lịch Đà Nẵng 2017 kỳ vọng bùng nổ với lễ hội pháo hoa
- Đà Nẵng siết chặt hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, căn hộ
- NGHỊ QUYẾT HĐND THÀNH PHỐ: Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016
- Kinh nghiệm chọn mua chung cư
- Đà Nẵng sẽ đầu tư 9.677 tỷ đồng tái cấu trúc phát triển đô thị
- Bất động sản làm tăng áp lực lên hạ tầng của Đà Nẵng
- WB và ADB ủng hộ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Khẩn trương giải quyết việc đền bù, giải tỏa dự án Trung tâm thương mại Chợ Cồn và công viên thành phố
- Nghiên cứu khả thi dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị TP Đà Nẵng do Tư vấn quốc tế của WB thực hiện
- Đấu giá lô đất lớn góc đường Ngô Quyền–Võ Văn Kiệt
- Dự án KCN Hòa Khánh mở rộng: Chia lô cho công nhân xây nhà ở
- Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
- Xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
- Không lo tiền bị 'chôn' trong bất động sản
- Đà Nẵng đáng sống, cần thêm “đáng đầu tư”