Nợ đất tái định cư (TĐC) dai dẳng trên địa bàn thành phố qua nhiều năm đã được xử lý. Đây là kết quả rất thuyết phục của công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố, tạo được tính đột phá về nhiệm vụ giải tỏa đền bù, TĐC. Nhiều hiệu quả đạt được qua xử lý nợ đất tái định cư khi chấm dứt tình trạng đất chờ dân, dân chờ đất; tăng nguồn thu ngân sách; xóa nguồn chi hỗ trợ thuê nhà đối với hộ giải tỏa và tạo quỹ đất để khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội…
Xử lý nợ đất TĐC đã gỡ nhiều nút thắt từ công tác chỉ đạo điều hành đến quản lý và tổ chức thực hiện. Những nút thắt đó tồn tại qua nhiều năm; trước tiên là về công tác quản lý, nhiệm vụ làm công tác đền bù giải tỏa đã xây dựng 17 đầu mối quản lý, huy động nguồn nhân lực hàng ngàn người. Về tổ chức thực hiện, có hàng trăm dự án. Đầu mối quản lý và địa điểm tổ chức thực hiện đã có những thành công nhất định nhưng hệ lụy đem lại là rất lớn. Đó là sự tồn đọng về các vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ, nợ đất TĐC cho hộ giải tỏa, gây ra sự bức xúc trong đời sống người dân thành phố.
Để tháo gỡ nút thắt đó, về công tác quản lý, lãnh đạo thành phố chỉ đạo sáp nhập, định hướng nhiệm vụ, phân nhiệm rạch ròi giữa đơn vị làm công tác triển khai điều hành phát triển dự án, giải tỏa đền bù và TĐC. Từ việc sắp xếp, ổn định công tác quản lý đã tháo gỡ nhiều vướng mắc.
Theo đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã kịp thời tiếp nhận và thông tin đến lãnh đạo thành phố những số liệu thống kê tương đối tin cậy. Một là hiện trạng quỹ đất qua đầu tư các dự án phát triển đô thị; hai là quỹ đất thực tế đã hoàn thiện hạ tầng để phục vụ công tác bố trí TĐC. Qua kiểm tra rà soát các dự án đầu tư phát triển đã phát hiện hàng chục ngàn lô đất TĐC đã hoàn thiện hạ tầng. Đây là điều trái ngược với thực trạng thiếu đất TĐC, nợ đất TĐC dai dẳng.
Gỡ nút thắt về công tác quản lý, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp đến kiểm tra các dự án, “mắt nhìn, tai nghe” về thực tế công tác tổ chức thực hiện ở cơ sở. Qua đây đã xử lý triệt để tình hình nợ đất TĐC ngay từ năm 2014 và các năm trước đối với các hộ giải tỏa. Sau 1 tháng xử lý tình trạng nợ đất TĐC, các quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang đã giải quyết 1.749 lô đất TĐC đã và đang còn nợ đất thực tế cho hộ giải tỏa. Người dân đón nhận chủ trương và phương án xử lý nợ đất TĐC như “nắng hạn gặp mưa rào”. Ghi nhận từ các địa phương tổ chức việc công khai quỹ đất TĐC, được bốc thăm chọn lô đất ở, được hỗ trợ tính pháp lý về hoàn thiện hồ sơ nhà đất, nhiều hộ dân đã rơi nước mắt vì vui sướng.
Hiệu quả của công tác xử lý tình trạng nợ đất TĐC còn tác động đến nhiều hoạt động khác. Đó là làm rõ thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức khi chưa gần dân, chưa lo cái lo của dân và làm cản trở sự đầu tư phát triển của thành phố. Qua đó tạo bước đột phá, ổn định công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức bộ máy, lập dự án và kế hoạch đầu tư phát triển. Kể từ thời điểm đơn vị cuối cùng của thành phố hoàn thành nhiệm vụ xử lý nợ đất TĐC là huyện Hòa Vang vào ngày 30-11, thành phố đã đảm bảo 100% hộ giải tỏa được nhận đất TĐC. Từ đó, mở ra một giai đoạn mới về công tác đền bù giải tỏa, là hộ giải tỏa được nhận đất ở TĐC trước khi bàn giao mặt bằng, nơi ở mới ngang bằng và tốt hơn nơi ở cũ.
Chính quyền thành phố chấm dứt việc chi trả một nguồn ngân sách lớn hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho việc hỗ trợ nơi ở tạm cho hộ giải tỏa. Xử lý nợ đất TĐC cũng công khai hóa về quỹ đất, tạo ra sự công bằng, minh bạch trong các hộ giải tỏa về tiếp nhận chính sách đền bù, giải tỏa và bố trí TĐC. Xử lý dứt điểm nợ đất TĐC đã làm sáng tỏ nguồn tài nguyên, nguồn giá trị tài sản của người dân thành phố và qua đây lãnh đạo thành phố có chỉ đạo khai thác nguồn quỹ đất, tạo nguồn thu cho ngân sách đầu tư lại cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo cơ sở cho việc hoạch định xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội toàn diện trong giai đoạn phát triển mới.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Tăng gấp đôi diện tích địa điểm Nhà Trưng bày tư liệu lịch sử Hoàng Sa
- Đoàn ĐBQH lấy ý kiến dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản
- Ngân hàng kích cầu bất động sản
- Giá đất tái định cư hộ chính một số dự án trên địa bàn thành phố
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: Cẩn thận kẻo... “bé cái nhầm”!
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2014
- Đầu tư xây dựng chợ Cồn, chợ Hàn thành 2 trung tâm mua sắm tầm cỡ
- Lễ 2-9, đi đâu, xem gì?
- Bố trí đất tái định cư trên địa bàn Q. Ngũ Hành Sơn: Đến bây giờ mới thấy đây...
- Họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
- Thư của đồng chí Hà Hùng Cường, Ủy viên BCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống của Ngành
- Quản lý đất đai sẽ phải đổi mới từ tháng 9 tới
- Phải hoàn thành việc giải quyết nợ đất TĐC trước ngày 30-9
- Cải cách TTHC về đất đai tạo thuận lợi cho người dân, DN
- Quyết liệt gỡ nút thắt tái định cư
- Rà soát từng lô đất để bố trí tái định cư cho dân
- Chính phủ đồng ý cho cá nhân được chọn cách nộp thuế chuyển nhượng BĐS
- BĐS trung cấp, bình dân: Sóng dưới đáy sông
- Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về triển khai Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị
- Tôn vinh “Sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng”