(VTC News) – Tăng trưởng tín dụng bất động sản đang đứng ở mức cao khiến không ít người nghĩ tới "bom" nợ xấu.
Tín dụng bất động sản tăng cao
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 30/9/2014, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế tăng 7,26% so với cuối năm 2013. Dù tín dụng với các vực ưu tiên có tốc độ đi lên khá tốt nhưng vẫn thua kém lĩnh vực bất động sản. Chỉ tính đến giữa tháng 9, tín dụng bất động sản đã tăng trưởng hơn 12%.
Từ đầu năm tới tháng 9, tín dụng bất động sản tăng cao. Tới cuối năm, tín dụng bất động sản vẫn hứa hẹn nhiều bứt phá khi nhiều ngân hàng vẫn đẩy mạnh cho vay mua nhà, sửa chữa nhà với mức lãi suất rất ưu đãi.
TPBank là một trong những ngân hàng cung cấp gói tín dụng bất động sản khá ưu đãi. Tới 31/10, ngân hàng này áp mức lãi suất chỉ 4,9%/năm cho các khoản vay liên quan tới bất động sản. Khách được hưởng mức lãi suất ưu đãi này trong 6 tháng đầu tiên.
Tín dụng bất động sản đang tăng mạnh (Ảnh: Thanh Hà) |
Với mức lãi suất chỉ nhỉnh hơn chút ít, 5%/năm, VPBank đang đón chào các khách hàng có nhu cầu vay nhà đất, vay tiêu dùng thế chấp bất động sản và hộ kinh doanh. VPBank đánh giá đây được xem là gói ưu đãi đặc biệt của chương trình, dành cho nhóm khách hàng có thời gian vay từ 5 năm trở lên.
Trong khi đó, HDBank cũng rộng tay khi dành lãi suất ưu đãi chỉ 6,8%/năm cho khách hàng mua nhà, mua xe và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mại khác cho khách vay tiền.
Trong tháng 10, OceanBank vừa công bố chương trình cho vay mua nhà dự án lãi suất “lùn” 7,99%/năm, thời hạn vay 25 năm. Chương trình này được áp dụng cho khách hàng mua nhà dự án Easy Home Open 2014. Trong chương trình này, khách còn được hưởng ưu đãi miễn phí trả nợ trước hạn từ tròn 3 năm hoặc tròn 1/2 thời gian vay.
Ngoài ra, các ngân hàng lớn cũng cho vay mua vào cho đối tượng thu nhập thấp với lãi suất ưu đĩa. Vietinbank cung cấp gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn cả lãi suất huy động. Lãi suất ưu đãi trong năm 2013 là 6%/năm. Trong các năm tiếp theo, lãi suất áp dụng bằng chỉ bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng tối đa không quá 6%/năm.
Có tạo “bom” nợ xấu?
Chảy mạnh vào bất động sản, tín dụng góp phần không nhỏ giúp “phá băng” bất động sản. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa quên nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2007. Đó là tình trạng cho vay bất động sản tràn lan.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng đánh giá tăng trưởng tín dụng bất động sản cao hơn tăng trưởng tín dụng nói chung là động thái bình thường của thị trường vì tín dụng bất động sản luôn là hoạt động tín dụng hấp dẫn.
Tín dụng bất động sản được tất cả các ngân hàng ưa chuồng vì nh cầu rất lớn. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của loại hình tín dụng này có tính thanh khoản cao. Tại thời điểm này, việc thẩm định bất động sản không quá chặt chẽ như trước đây nên người vay mua nhà không gặp quá nhiều khó khăn để tiếp cận với vốn ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng bất động sản khiến không ít người lo ngại hệ thống ngân hàng sẽ tạo “bom nợ xấu” như trước đây.
Ông Hiếu đánh giá, tín dụng nào cũng đối diện với rủi ro nợ xấu. Với tín dụng bất động sản, rủi ro nợ xấu thậm chí còn cao hơn vì nó dựa vào hai yếu tố. Đó là khả năng trả nợ của khách hàng và giá trị tài sản thế chấp.
Theo ông Hiếu, hiện có rất nhiều người đi vay mua bất động sản mang tính đầu cơ. Họ sẵn sàng mua bất động sản với giá tương đối cao với kỳ vọng có thể bán đi với mức giá cao hơn để kiếm lời tại một thời điểm trong tương lai.
Về tài sản thế chấp, rất khó để tìm hiểu giá trị thực của bất động sản. Giá trị một căn nhà có thể xuống thấp hơn so với thẩm định. Vì vậy, đây là rui ro lớn. Với 2 loại rủi ro này, tín dụng bất động sản hoàn toàn có thể tạo nợ xấu.
Tuy nhiên, ông Hiếu đánh giá hệ thống ngân hàng đã học bài học trong quá khứ nên họ cũng lường trước được các tình huống để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Thanh Hà
Theo VTC News
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay