(Cadn.com.vn) - Ngày 10-10, Phó chủ tịch TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn và đại diện các ngành liên quan của TP đã ngồi lại lắng nghe nhiều ý tưởng “làm đẹp” các cây cầu của nhà sáng chế Phan Đình Phương - TGĐ Cty An Sinh Xanh, người có nhiều phát minh được thế giới thừa nhận, cấp bằng độc quyền.
Ông Phương giới thiệu đầu Rồng mới. |
Từ Nhật Bản, Phần Lan tới Mỹ, người ta biết tới ông Phương nhờ sáng chế ra công nghệ chữa cháy tân tiến, tối ưu. Cũng vì vậy, ý tưởng chủ đạo trong việc “làm đẹp” các cây cầu của ông cũng xuất phát từ lửa và nước. Đối với cầu Rồng, ông Phương cho rằng đầu Rồng là phần quan trọng nhất nhưng nó lại đặt ở vị trí quá thấp.
Từ đó, ông Phương đề xuất nên thay đầu Rồng theo phương án của ông chỉ nặng khoảng 3 tấn thay vì 15 tấn như hiện nay, có khả năng chịu được bão cấp 15, có mắt chớp được, miệng tươi cười được, cổ quay ngang quay dọc được, rất sinh động, cuốn hút.
Táo bạo hơn, ông Phương đề xuất nên làm 2 đầu Rồng quay vào nhau ở giữa cầu, nơi có vòm cao nhất tạo thành một đôi Rồng, thực hiện phun nước, phun lửa theo chủ đề, trên nền nhạc, ánh sáng. Hiện nay việc phun lửa, nước đều đặn, lặp đi lặp lại nhiều lần thành nhàm chán, không tạo sức hút.
Ý tưởng biến cầu Nguyễn Văn Trỗi thành chợ đêm và hệ thống dịch vụ. |
Ông Trần Chí Cường - PGĐ Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng cho rằng, việc thay đầu Rồng phải rất thận trọng, ngoài yếu tố kỹ thuật nó còn mang biểu tượng văn hóa, đây là hình tượng rồng thời Lý do điêu khắc gia Phạm Văn Hạng thực hiện. Đặc biệt cầu Rồng lại vừa đạt được nhiều giải thưởng ở thế giới, mới sử dụng 2 năm mà gỡ xuống thay, sợ rằng sẽ tạo dư luận không tốt.
Ông Bùi Hồng Trung - Trưởng phòng Giám định và Quản lý chất lượng công trình - Sở GTVT Đà Nẵng cho rằng, đầu Rồng hiện tại đã qua rất nhiều lần xét duyệt. Trước đây cũng đã có ý tưởng làm 2 đầu Rồng, nhưng rồi sau nhiều lần cân nhắc, TP quyết định làm một đầu Rồng, nhìn về một hướng, ấy là biển Đông, thể hiện khát vọng tiến ra biển lớn của TP.
Mặt khác, nếu để sinh động, đáp ứng tính mỹ thuật thì phải cả con rồng chuyển động, còn chỉ có đầu Rồng thì cũng không cần thiết. Cũng theo ông Trung, việc phun lửa không khói trước đây cũng đã tính tới để đảm bảo môi trường bằng cách dùng gas, thậm chí tia laser, tuy nhiên cuối cùng ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lúc đó - đã kết luận: phun lửa phải có khói, lửa không khói là lửa giả, vì thế đã dùng dầu hỏa để đốt.
|
Ý tưởng phun nước trên cầu Sông Hàn. |
Tuy không tán thành việc thay đầu Rồng song nhiều ý kiến lại đồng tình với ý tưởng của ông Phương làm cho đầu Rồng hiện tại phun lửa, nước, hơi nước một cách cuốn hút, ấn tượng hơn. Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn nói, không có cây cầu nào cộng đồng quan tâm như cầu Rồng. Đây là công trình đã hoàn thiện, chỉ nên nghĩ cách làm nó đẹp thêm chứ không nên đặt vấn đề thay đổi đầu Rồng.
Đầu Rồng chuyển động cũng là ý tưởng, nhưng đây là công trình giao thông, nó phải tĩnh, phải đảm bảo công năng cho giao thông trước đã rồi mới tới các tính năng khác. Ông Tuấn đồng ý với đề xuất của nhà sáng chế Phan Đình Phương là sẽ để đầu Rồng phun nước, hơi nước theo chủ đề, nền nhạc, ánh sáng lúc thăng, lúc trầm nhằm tạo sự cuốn hút riêng cho du khách.
Với cầu Nguyễn Văn Trỗi, TP giữ lại thành cầu đi bộ, ông Phương đề xuất 13 trụ còn dư bên hông cầu sẽ xây thành các quán dịch vụ, cà-phê ngồi ngắm cầu Rồng, trên cầu sẽ hình thành chợ đêm, bán hàng hóa đa dạng, như là điểm mua sắm tiện ích của du khách. Ông Nguyễn Hữu Sỹ - Trưởng phòng Quản lý kiến trúc đô thị - Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, đây là cây cầu dã chiến nhưng có kiến trúc mái vòm đẹp, có ý nghĩa lịch sử, vì thế TP đã giữ lại để cải tạo thành cầu đi bộ.
Việc xây các sàn dịch vụ trên các trụ dư là hợp lý nhưng phải đảm bảo không quá cao vì sẽ phá vỡ kiến trúc của cầu. Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn đồng ý với ý tưởng phát triển các dịch vụ tại các trụ dư này theo hình thức xã hội hóa, nhưng yêu cầu đặt ra phải tạo những kiểu dáng kiến trúc đẹp, tô điểm thêm cho cầu chứ không tác động mất đi vẻ kiến trúc đẹp của cầu.
Với cầu Sông Hàn, ông Phương đề xuất làm sâu khấu nhạc nước, cầu quay vào ban ngày... Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng chỉ nên làm hệ thống phun nước tạo hình đặc sắc ở 2 trụ còn dư giữa sông là hợp lý. Nếu phun nước cả phía bên hông cầu sẽ ảnh hưởng tới giao thông, nhất là khi gió to.
Cũng theo ông Tuấn, đã là ý tưởng thì phải khác biệt, tuy nhiên nó phải mang tính khả thi, đi vào thực tiễn cuộc sống. Trong các ý tưởng mà nhà sáng chế Phan Đình Phương nêu ra, một số ý tưởng hay, có tính khả thi, tạo được đồng thuận vì thế đã được lãnh đạo TP tiếp nhận, giao cho ông Phương và An Sinh Xanh bắt tay vào triển khai.
Hải Hậu
Theo Báo Công an TP Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng