(Cadn.com.vn) - Ở Việt Nam, lâu nay ta chỉ nghe nói đến việc kinh doanh có văn hóa, hay phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hiện đại trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ; nêu cao đạo đức kinh doanh, giữ chữ tín... Còn khái niệm văn hóa doanh nhân đang còn rất mới mẻ đối với các doanh nhân, mặc dù đã không ít giám đốc bước đầu tạo dựng được những nét riêng về văn hóa của doanh nghiệp mình. Vậy văn hóa doanh nhân là gì? Và làm sao để xây dựng được chiến lược văn hóa doanh nhân?
Về khái niệm, văn hóa doanh nhân (hay bản sắc doanh nghiệp) là toàn bộ hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất quy định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, hướng tới những giá trị tốt đẹp được xã hội đồng tình, tạo ra nét riêng độc đáo đồng thời là sức mạnh lâu bền thể hiện qua sức mạnh sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường. Những chuẩn mực đó được quy định trên cơ sở đặc điểm riêng về loại hình và ngành hàng của từng doanh nghiệp và các thể chế văn hóa xã hội nơi doanh nhân hoạt động nên nó không giống nhau. Văn hóa doanh nhân tạo nên sức mạnh thương hiệu, đó là hình tượng hay biểu tượng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng “đúc” nên những nét nhân cách, phong thái riêng rất dễ nhận ra của các thành viên của doanh nghiệp.
Cho nên không thể có một chuẩn mực chung về văn hóa doanh nhân cho mọi doanh nghiệp. Phải có sự nghiên cứu công phu và quá trình thực thi đúc rút kinh nghiệm mới mong tạo được những tập tục, tập quán hay truyền thống quý báu trong nếp sống của tập thể và mỗi thành viên. Hệ thống về thái độ và hành vi ứng xử hàng ngày cho mỗi thành viên là một bộ phận tạo nên văn hóa doanh nhân. Các nguyên tắc đó gồm: Quy định về bảo mật, giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi; quy định về trang phục, đồng phục, phù hiệu, tác phong làm việc; các nguyên tắc về giao dịch, tiếp khách... Tất cả các quy định này phải rõ ràng, tránh chung chung, có kèm theo thưởng phạt và trở thành quy tắc văn hóa, thành nếp sống tự thân của mỗi thành viên doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nhân còn là hệ thống nền nếp tài chính doanh nghiệp như: minh bạch về tài chính, thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, ban hành kỷ luật về chấp hành định mức khoán; cách thức tính tiền lương tiền thưởng, các quy định về tạm ứng thanh toán, vay vốn; nguyên tắc hạch toán, kiểm toán, những quy định về xử lý rủi ro... Các nguyên tắc tài chính muốn trở thành văn hóa phải luôn hướng về sự cần kiệm và công bằng, công khai, chia sẻ trách nhiệm trong tập thể vì sự thịnh vượng chung của doanh nghiệp...
Tuy nhiên, để biến một doanh nghiệp thành một thực thể văn hóa, không phải cứ định ra vô số những quy tắc này nọ, mà cốt yếu là làm sao biến các quy tắc đó thành hơi thở cuộc sống, biến thành sức mạnh cạnh tranh và trường tồn của doanh nghiệp. Quá trình tạo dựng nền văn hóa doanh nhân này, vai trò chủ tịch Hội đồng quản trị , giám đốc có tính quyết định. Một hành vi nhỏ của người giám đốc như biết xin lỗi công khai những sai sót của mình trước cấp dưới, đi thăm nhân viên ốm đau... đều tạo nên hiệu quả to lớn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Ngô Minh
Theo Báo CAĐN
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay