Chiều ngày 08/10/2014, Bộ tư pháp tổ chức Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Cuộc họp có sự tham gia của Lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam, Vụ Pháp chế Bộ Nội vụ, Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, đại diện của Hội công chứng, Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng tại Hà Nội, Hải phòng và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Thứ trưởng Đinh Trung Tụng Chủ tịch Hội đồng thẩm định - chủ trì phiên họp.
Dự thảo Nghị định có một số điểm mới: quy định về điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; thủ tục chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
Nghị định ra đời để đảm bảo việc tổ chức thực hiện Luật được kịp thời, thống nhất, thuận lợi và hiệu quả, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn tổ chức và hoạt động công chứng, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực công chứng.
Tại Hội đồng thẩm định, một số vấn đề cũng được các thành viên trong Hội đồng thẩm định đóng góp ý kiến như: Về phạm vi điều chỉnh, Về phương thức chuyển đổi Phòng công chứng, sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, hội công chứng, tổ chức công chứng toàn quốc…
Thành viên Hội đồng thẩm định đều đồng tình với phạm vi điều chỉnh của Nghị định, Chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (từ Điều 3 đến Điều 10), đa số ý kiến đồng tình với Phương án thứ hai: không thực hiện đấu giá đối với “quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng” mà Phòng công chứng sẽ được chuyển đổi cho chính các công chứng viên đang làm việc tại Phòng công chứng (công chứng viên không phải trả chi phí để được quyền nhận chuyển đổi).
Dự thảo Nghị định quy định phương thức chuyển đổi Phòng công chứng theo quy trình hành chính, không thực hiện việc đấu giá “quyền nhận chuyển đổi Phòng công chứng. Theo phương án này, chỉ chuyển đổi về mô hình hoạt động từ Phòng công chứng sang Văn phòng công chứng, còn về cơ bản, toàn bộ công chứng viên, người lao động của Phòng công chứng được chuyển đổi sẽ chuyển sang làm việc tại Văn phòng công chứng được thành lập trên cơ sở Phòng công chứng được chuyển đổi. Tài sản của Phòng công chứng (trụ sở làm việc, trang thiết bị…) sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng đề nghị Ban soạn thảo tổng hợp ghi nhận những ý kiến góp ý, nghiên cứu, chỉnh lý, tiếp thu và có giải trình làm rõ. Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Nghị định, nhất trí phạm vi điều chỉnh, nhất trí với phương án thứ 2 khi chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng. Qua đó, Thứ trưởng mong rằng Nghị định ra đời sẽ là một bước tạo thuận lợi đảm bảo hoạt động ngày càng phát triển trên thực tế.
Hồng Minh
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Sẽ giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng trong năm nay
- Sắp ra mắt khu đô thị sinh thái ven sông Cổ Cò 5 view đẳng cấp
- Có nên đầu tư dài hạn vào dự án bất động sản cao cấp?
- 3 lần mua nhà mang lại cho tôi nhiều bài học hữu ích
- Thưởng thức bia miễn phí tại lễ hội bia Bà Nà Hills
- Người mua nhà và "cột mỡ" chính sách
- Mua đất với khoản tiền nhỏ: Tại sao lại không?
- Thủ tục tách sổ đỏ
- Rủi ro mua đất chờ tách thửa
- Xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành khu đô thị lớn
- Khổ sở khi khi mua phải căn nhà có đường vào bị tranh chấp
- 4 chiêu câu khách bất động sản hấp dẫn
- Đà Nẵng lấy khu đất “vàng” 3.000m2 làm công viên
- Ba lưu ý thị trường bất động sản của Bộ trưởng Hồng Hà
- Yếu tố quan trọng người mua căn hộ dễ bỏ qua
- Mua đất với khoản tiền nhỏ: Tại sao lại không?
- Nở rộ "đa cấp" bất động sản
- Góp tiền mua đất chung, giấy chứng nhận cấp ra sao?
- Công khai dự án thế chấp ngân hàng, sao phải lo lắng?
- Đau khổ trước 'cánh đồng bất tận' thủ tục