TT - Ngân hàng Nhà nước đưa ra lấy ý kiến dự thảo lần hai thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 11 về cho vay hỗ trợ nhà ở từ gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.
Sau một thời gian dài chật vật, số người tiếp cận được nguồn vốn 3.000 tỉ đồng ngày càng tăng - Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo dự thảo lần hai thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư số 11 của Ngân hàng Nhà nước về cho vay hỗ trợ nhà ở từ gói tín dụng 30.000 tỉ đồng đang được đơn vị này đưa ra lấy ý kiến, ngoài quy định cũ về các đối tượng được hưởng ưu đãi, các hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ... được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng.
Mức vay tối thiểu bằng 30% chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở.
Thời gian vay tối đa năm năm nhưng không vượt quá thời điểm 1-6-2021.
Riêng khách hàng là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động mua, thuê nhà ở xã hội, nhà ở thương mại được vay tối đa 15 năm (không quá thời điểm 1-6-2031).
Các bản tin khác
- Kêu gọi đầu tư công viên 29/3 theo hình thức xã hội hoá
- Sẽ bỏ sổ hộ khẩu
- Đã cấp hơn 41 triệu “sổ đỏ” trên cả nước
- Mua đất nền dự án Khu đô thị Yên Thế - Bắc Sơn được hỗ trợ vay vốn 80% giá trị
- Đà Nẵng “mở hướng” cho các dự án điểm nhấn kiến trúc
- 75% doanh nghiệp bất động sản có lãi
- Đà Nẵng: Đền bù giải tỏa, bố trí tái định cư và thu tiền sử dụng đất quy về một mối
- Xử lý vướng mắc về tiếp nhận quỹ đất tái định cư
- “Lãi vay tại Việt Nam quá cao so với các nước”
- Bàn chuyện người nước ngoài mua nhà
- 10 việc bạn không nên làm chốn công sở
- Giải quyết nợ đất tái định cư
- Đà Nẵng có đô thị mới dưới triền đê sông
- Đà Nẵng sẽ mua lại đất của doanh nghiệp bố trí cho hộ tái định cư
- Thay đổi chủ trương đầu tư hạ tầng dự án tái định cư
- Mở rộng thẩm quyền của văn phòng công chứng
- Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ
- Cần quy định thống nhất thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản
- 7 trường hợp không được cấp “sổ đỏ”
- 6 tồn tại của pháp luật về bất động sản