(Chinhphu.vn) - Đó là yêu cầu của UBND TP. Đà Nẵng đối với ngành TN&MT nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cấp sổ đỏ bị trễ hẹn của Đà Nẵng là 423/44.170 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,95%.. Ảnh: VGP/Thế Phong |
Theo đó, đối với những hồ sơ, công việc thực hiện đang có vướng mắc như: Cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu; đất chuyển đổi có biến động thì nghiên cứu điều chỉnh thời gian giải quyết cho phù hợp; điều chỉnh thời gian giải quyết đối với hồ sơ, dự án có số lượng nhiều.
Đồng thời, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đối với hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu là không quá 25 ngày, tức là giảm 5 ngày giải quyết hồ sơ so với quy định tại Điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cấp sổ đỏ, triển khai sớm và hiệu quả Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và sơ sở dữ liệu đất đai của Thành phố đến năm 2018, định hướng đến năm 2020; sớm triển khai tích hợp hệ thống phần mềm một cửa điện tử của Thành phố để quản lý, thống kê, theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ chặt chẽ, chính xác.
Đồng thời chính quyền các quận ở Đà Nẵng xem xét, thực hiện thống nhất việc tổ chức tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận đối với các phường thuộc quận; sớm xây dựng Quy chế phối hợp cụ thể với cơ quan, đơn vị liên quan, quy định chế tài xử lý đối với các trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng quy định.
Phát biểu chỉ đạo cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai tại một cuộc họp mới đây, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cải thiện thứ hạng về cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, để người dân, doanh nghiệp hài lòng.
Tại Đà Nẵng, hiện việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp thuộc Sở TN&MT, gồm 5 phòng chuyên môn và 7 chi nhánh tại các quận, huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2014, số lượng hồ sơ giải quyết trễ hẹn là 423/44.170 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,95%.
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch