(Chinhphu.vn) - Đó là yêu cầu của UBND TP. Đà Nẵng đối với ngành TN&MT nhằm nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cấp sổ đỏ bị trễ hẹn của Đà Nẵng là 423/44.170 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,95%.. Ảnh: VGP/Thế Phong |
Theo đó, đối với những hồ sơ, công việc thực hiện đang có vướng mắc như: Cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu; đất chuyển đổi có biến động thì nghiên cứu điều chỉnh thời gian giải quyết cho phù hợp; điều chỉnh thời gian giải quyết đối với hồ sơ, dự án có số lượng nhiều.
Đồng thời, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đối với hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu là không quá 25 ngày, tức là giảm 5 ngày giải quyết hồ sơ so với quy định tại Điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cấp sổ đỏ, triển khai sớm và hiệu quả Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và sơ sở dữ liệu đất đai của Thành phố đến năm 2018, định hướng đến năm 2020; sớm triển khai tích hợp hệ thống phần mềm một cửa điện tử của Thành phố để quản lý, thống kê, theo dõi tình hình giải quyết hồ sơ chặt chẽ, chính xác.
Đồng thời chính quyền các quận ở Đà Nẵng xem xét, thực hiện thống nhất việc tổ chức tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận đối với các phường thuộc quận; sớm xây dựng Quy chế phối hợp cụ thể với cơ quan, đơn vị liên quan, quy định chế tài xử lý đối với các trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng quy định.
Phát biểu chỉ đạo cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai tại một cuộc họp mới đây, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung cải thiện thứ hạng về cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, để người dân, doanh nghiệp hài lòng.
Tại Đà Nẵng, hiện việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp thuộc Sở TN&MT, gồm 5 phòng chuyên môn và 7 chi nhánh tại các quận, huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2014, số lượng hồ sơ giải quyết trễ hẹn là 423/44.170 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,95%.
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)