(Chinhphu.vn) – Từ khi Cuộc vận động được triển khai, TP. Đà Nẵng luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường, từ đó định hình chiến lược kinh doanh tại thị trường nội địa, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.
Hàng Việt dần tạo được chỗ đứng trong niềm tin người tiêu dùng Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Ngày 30/10, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo kết quả 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
5 năm qua, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra hơn 22 đợt hội chợ triển lãm. Trong đó, Hội chợ hàng Việt với qui mô trên dưới 400 gian hàng được tổ chức hằng năm, thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp Việt lẫn đông đảo người dân thành phố.
Để đẩy mạnh hiệu quả Cuộc vận động, vào thời điểm cuối năm, Sở Công Thương Đà Nẵng luôn phát động chương trình “Tuần lễ hàng Việt”, “Tháng bán hàng khuyến mại” tại các trung tâm thương mại để kích cầu hàng nội địa.
60 “Phiên chợ hàng Việt”, “Hàng Việt về nông thôn” được tổ chức ở các khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… với giá bán thấp hơn giá thị trường 5-50% đã giúp bà con thêm lựa chọn, thêm tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tiếp cận người tiêu dùng, mở rộng thị trường, qua đó, có thể định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đưa sản phẩm Việt đến với cộng đồng, Đà Nẵng luôn rộng mở các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, ổn định sản xuất, mở rộng thị trường… Qua đó, đã có 28 doanh nghiệp được vay vốn hỗ trợ lãi suất với số tiền 103 tỷ đồng; hỗ trợ 27 đơn vị sản xuất nông nghiệp nông thôn xây dựng và phát triển thương hiệu; 5 nhãn hiệu địa phương xây dựng bảo hộ nhãn hiệu; hỗ trợ 100% kinh phí cho 40 đơn vị xây dựng website thương mại điện tử…
Bên cạnh đó, Chi cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây hoang mang cho người tiêu dùng. Qua đó, đã phát hiện hơn 22.000 vụ, với tổng số tiền xử phạt gần 50 tỷ đồng.
Sau 5 năm triển khai, Cuộc vận động đã góp phần quan trọng giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước thay đổi nhận thức về thị trường hàng hóa nội địa, tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, nâng tỷ lệ hàng Việt được tiêu thụ từ 50% năm 2009 lên trên 80% như hiện nay.
Hồng Hạnh
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Lưu ý phong thủy không thể không biết khi dọn nhà cuối năm
- Quy hoạch đô thị: Gian nan!
- Tránh mắc bẫy khi vay tiêu dùng trả góp
- Đà Nẵng sắp tổ chức đấu giá 158 lô đất khu vực Cẩm Lệ - Hoà Vang
- Đấu giá chuyển quyền đất ở tái định cư
- Năm 2016, xu hướng BĐS xanh lên ngôi
- Phương án đấu giá quyền sử dụng đất đối với 158 lô đất địa bàn phường Hoà Xuân và xã Hoà Châu
- Giá 11 lô đất thuộc Khu thương mại dịch vụ đường Trường Sa
- Trong 10 năm tới bất động sản ven biển có thể tăng giá gấp đôi
- Rộng cửa đón người mua nhà ở xã hội
- Bất động sản Đà Nẵng: Phân khúc đất nền hồi sinh
- InterContinental Đà Nẵng có nhà hàng lọt top "10 nhà hàng tuyệt nhất thế giới" của CNN
- Tổng thu thuế nội địa năm 2015 đạt trên 12.000 tỷ đồng
- Ô tô giảm giá 2018: Tàn giấc mộng
- Liên kết sàn giao dịch bất động sản liệu có bền vững?
- Những tư vấn trước khi mua nhà
- Ra mắt BCH Hội Môi giới BĐS Việt Nam tại miền Trung
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm!
- Ra mắt Hiệp hội Bất động sản khu vực miền Trung
- Đà Nẵng triển khai 7 sản phẩm du lịch mới trong năm 2016