(Chinhphu.vn) – Từ khi Cuộc vận động được triển khai, TP. Đà Nẵng luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường, từ đó định hình chiến lược kinh doanh tại thị trường nội địa, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.
Hàng Việt dần tạo được chỗ đứng trong niềm tin người tiêu dùng Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Ngày 30/10, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo kết quả 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
5 năm qua, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra hơn 22 đợt hội chợ triển lãm. Trong đó, Hội chợ hàng Việt với qui mô trên dưới 400 gian hàng được tổ chức hằng năm, thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp Việt lẫn đông đảo người dân thành phố.
Để đẩy mạnh hiệu quả Cuộc vận động, vào thời điểm cuối năm, Sở Công Thương Đà Nẵng luôn phát động chương trình “Tuần lễ hàng Việt”, “Tháng bán hàng khuyến mại” tại các trung tâm thương mại để kích cầu hàng nội địa.
60 “Phiên chợ hàng Việt”, “Hàng Việt về nông thôn” được tổ chức ở các khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… với giá bán thấp hơn giá thị trường 5-50% đã giúp bà con thêm lựa chọn, thêm tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tiếp cận người tiêu dùng, mở rộng thị trường, qua đó, có thể định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đưa sản phẩm Việt đến với cộng đồng, Đà Nẵng luôn rộng mở các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, ổn định sản xuất, mở rộng thị trường… Qua đó, đã có 28 doanh nghiệp được vay vốn hỗ trợ lãi suất với số tiền 103 tỷ đồng; hỗ trợ 27 đơn vị sản xuất nông nghiệp nông thôn xây dựng và phát triển thương hiệu; 5 nhãn hiệu địa phương xây dựng bảo hộ nhãn hiệu; hỗ trợ 100% kinh phí cho 40 đơn vị xây dựng website thương mại điện tử…
Bên cạnh đó, Chi cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây hoang mang cho người tiêu dùng. Qua đó, đã phát hiện hơn 22.000 vụ, với tổng số tiền xử phạt gần 50 tỷ đồng.
Sau 5 năm triển khai, Cuộc vận động đã góp phần quan trọng giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước thay đổi nhận thức về thị trường hàng hóa nội địa, tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, nâng tỷ lệ hàng Việt được tiêu thụ từ 50% năm 2009 lên trên 80% như hiện nay.
Hồng Hạnh
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Cuộc đua cho vay giữa các ngân hàng: Dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh?
- Một số vướng mắc khi thực hiện Luật Đất đai 2013
- Ngân hàng mạnh tay rót vốn vào bất động sản
- Mua nhà, bán nhà và vía nặng, vía nhẹ
- Ngân hàng ưu đãi cho vay mua ô tô Trường Hải
- Đường Hoàng Diệu: "Kẻ sang trọng khoác áo bình dân"
- Chỉ từ 350 triệu đồng sở hữu chung cư F.HOME Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng: "nóng" về phía Nam
- Đà Nẵng rực sáng lung linh trong đêm pháo hoa
- Bà Nà Hills đưa vào hoạt động giai đoạn 1 Tổ hợp Khách sạn nghỉ dưỡng Làng Pháp
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2014
- Đóng tiền sử dụng đất khó quá!
- Nhà ở xã hội: Nới một - siết hai
- Đà Nẵng khánh thành đường Bà Nà - Suối Mơ
- Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ tại Việt Nam?
- Quy định mới về quyền sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài hiệu lực 1/7/2015
- Sớm nâng cấp các tuyến đường trung tâm
- Dân khó vay gói 30.000 tỉ đồng do quy định “đá” nhau
- Nợ tiền sử dụng đất trả theo giá đất thời điểm nào?
- Xây dựng lòng ham mê đọc sách cho mỗi cán bộ tư pháp