(Chinhphu.vn) – Từ khi Cuộc vận động được triển khai, TP. Đà Nẵng luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường, từ đó định hình chiến lược kinh doanh tại thị trường nội địa, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.
Hàng Việt dần tạo được chỗ đứng trong niềm tin người tiêu dùng Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương |
Ngày 30/10, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Hội thảo kết quả 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
5 năm qua, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra hơn 22 đợt hội chợ triển lãm. Trong đó, Hội chợ hàng Việt với qui mô trên dưới 400 gian hàng được tổ chức hằng năm, thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp Việt lẫn đông đảo người dân thành phố.
Để đẩy mạnh hiệu quả Cuộc vận động, vào thời điểm cuối năm, Sở Công Thương Đà Nẵng luôn phát động chương trình “Tuần lễ hàng Việt”, “Tháng bán hàng khuyến mại” tại các trung tâm thương mại để kích cầu hàng nội địa.
60 “Phiên chợ hàng Việt”, “Hàng Việt về nông thôn” được tổ chức ở các khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… với giá bán thấp hơn giá thị trường 5-50% đã giúp bà con thêm lựa chọn, thêm tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tiếp cận người tiêu dùng, mở rộng thị trường, qua đó, có thể định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh việc đẩy mạnh đưa sản phẩm Việt đến với cộng đồng, Đà Nẵng luôn rộng mở các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn kinh doanh, ổn định sản xuất, mở rộng thị trường… Qua đó, đã có 28 doanh nghiệp được vay vốn hỗ trợ lãi suất với số tiền 103 tỷ đồng; hỗ trợ 27 đơn vị sản xuất nông nghiệp nông thôn xây dựng và phát triển thương hiệu; 5 nhãn hiệu địa phương xây dựng bảo hộ nhãn hiệu; hỗ trợ 100% kinh phí cho 40 đơn vị xây dựng website thương mại điện tử…
Bên cạnh đó, Chi cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây hoang mang cho người tiêu dùng. Qua đó, đã phát hiện hơn 22.000 vụ, với tổng số tiền xử phạt gần 50 tỷ đồng.
Sau 5 năm triển khai, Cuộc vận động đã góp phần quan trọng giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước thay đổi nhận thức về thị trường hàng hóa nội địa, tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, nâng tỷ lệ hàng Việt được tiêu thụ từ 50% năm 2009 lên trên 80% như hiện nay.
Hồng Hạnh
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Các bản tin khác
- Quy hoạch tuyến đường cho xe buýt nhanh
- Đà Nẵng xây dựng thành phố thông minh hơn
- Cơ hội lớn cho bất động sản
- Ngân hàng "bơm" tiền cho vay mua bất động sản
- Cách xác định thuế TNCN từ tài sản thừa kế
- “Tồn kho bất động sản đang giảm mạnh”
- Nới điều kiện người nước ngoài mua nhà: Thị trường bất động sản có ấm lên ?
- Giao dịch BĐS có chiều hướng tăng ở phân khúc căn hộ nhỏ, giá rẻ
- Cho phép được thế chấp ngân hàng nhà ở xã hội
- Nhìn từ những chính sách “xé rào” của Đà Nẵng
- Đà Nẵng chưa thay đổi bảng giá đất
- Giải quyết vướng mắc các dự án ở Hòa Vang
- Thị trường đất nền ở Đà Nẵng hạ giá để kích cầu
- Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng: Hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng mục tiêu
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 29/07 đến 03/08
- Gần 400.000 người hưởng lợi từ dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng
- Gặp những người đầu tiên được vay vốn mua nhà
- Phản ứng của thị trường ô-tô Đà Nẵng sau khi giảm phí trước bạ
- Hôm nay, Đà Nẵng giảm lệ phí trước bạ cho ô-tô chở người dưới 10 chỗ
- Giảm 50% tổng số lãi suất đối với các trường hợp trả nợ tiền sử dụng đất trước 31/12/2013