(Chinhphu.vn) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, giấy phép lái xe (GPLX) ô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2014 và GPLX mô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2020 nếu còn thời hạn sử dụng thì vẫn còn hiệu lực.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục vừa có Văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành thông tin, tuyên truyền, giải thích rõ về vấn đề này.
Cụ thể, GPLX ô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2014 và GPLX mô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2020 nếu còn thời hạn sử dụng ghi trên GPLX thì GPLX đó vẫn còn hiệu lực sử dụng, được đổi sang GPLX bằng vật liệu PET khi hết hạn hoặc được đổi khi có nhu cầu.
Hiện nay, không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng GPLX bằng vật liệu giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn sử dụng ghi trên GPLX mà chưa đổi sang GPLX bằng vật liệu PET.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề nghị các Sở Giao thông vận tải tăng cường năng lực, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng thời gian làm việc của bộ phận cấp, đổi GPLX để giải quyết kịp thời nhu cầu đổi GPLX cho người dân.
Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"
- Địa ốc ồ ạt ăn theo cú hích hạ tầng