(Chinhphu.vn) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, giấy phép lái xe (GPLX) ô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2014 và GPLX mô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2020 nếu còn thời hạn sử dụng thì vẫn còn hiệu lực.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục vừa có Văn bản đề nghị Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành thông tin, tuyên truyền, giải thích rõ về vấn đề này.
Cụ thể, GPLX ô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2014 và GPLX mô tô bằng vật liệu giấy sau năm 2020 nếu còn thời hạn sử dụng ghi trên GPLX thì GPLX đó vẫn còn hiệu lực sử dụng, được đổi sang GPLX bằng vật liệu PET khi hết hạn hoặc được đổi khi có nhu cầu.
Hiện nay, không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng GPLX bằng vật liệu giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn sử dụng ghi trên GPLX mà chưa đổi sang GPLX bằng vật liệu PET.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề nghị các Sở Giao thông vận tải tăng cường năng lực, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng thời gian làm việc của bộ phận cấp, đổi GPLX để giải quyết kịp thời nhu cầu đổi GPLX cho người dân.
Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Sẽ giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng trong năm nay
- Sắp ra mắt khu đô thị sinh thái ven sông Cổ Cò 5 view đẳng cấp
- Có nên đầu tư dài hạn vào dự án bất động sản cao cấp?
- 3 lần mua nhà mang lại cho tôi nhiều bài học hữu ích
- Thưởng thức bia miễn phí tại lễ hội bia Bà Nà Hills
- Người mua nhà và "cột mỡ" chính sách
- Mua đất với khoản tiền nhỏ: Tại sao lại không?
- Thủ tục tách sổ đỏ
- Rủi ro mua đất chờ tách thửa
- Xây dựng quận Ngũ Hành Sơn thành khu đô thị lớn
- Khổ sở khi khi mua phải căn nhà có đường vào bị tranh chấp
- 4 chiêu câu khách bất động sản hấp dẫn
- Đà Nẵng lấy khu đất “vàng” 3.000m2 làm công viên
- Ba lưu ý thị trường bất động sản của Bộ trưởng Hồng Hà
- Yếu tố quan trọng người mua căn hộ dễ bỏ qua
- Mua đất với khoản tiền nhỏ: Tại sao lại không?
- Nở rộ "đa cấp" bất động sản
- Góp tiền mua đất chung, giấy chứng nhận cấp ra sao?
- Công khai dự án thế chấp ngân hàng, sao phải lo lắng?
- Đau khổ trước 'cánh đồng bất tận' thủ tục