(Baodautu.vn) Theo Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 25/11 tới, vốn pháp định tối thiểu dành cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã được hạ xuống chỉ còn 20 tỷ đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đối mặt với nguy cơ đóng cửa.
Theo Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), mức vốn pháp định cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản là từ 20 tỷ đồng trở lên, thay vì mức 50 tỷ đồng như đề xuất ban đầu. Tuy nhiên, ngay cả khi mức vốn pháp định hạ xuống mức tối thiểu 20 tỷ đồng được thông qua, thì nhiều doanh nghiệp vẫn đối mặt với nguy cơ đóng cửa, bởi hơn 60% doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay không đủ mức vốn pháp định này.
Nhiều DN vẫn đối mặt với nguy cơ đóng cửa dù vốn pháp định tối thiểu dành cho DN BĐS được hạ xuống 20 tỷ đồng. |
Góp ý với Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với việc hạ vốn pháp định của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản. Theo đại biểu Phạm Huy Hùng (TP. Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), mức vốn pháp định với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tối thiểu phải là 50 tỷ đồng.
“Quy định doanh nghiệp có vốn pháp định 20 tỷ đồng được phép đầu tư, kinh doanh bất động sản là không ổn. Các dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản có tổng vốn đầu tư từ hàng trăm đến hàng chục ngàn tỷ đồng, mà doanh nghiệp chỉ có vốn pháp định 20 tỷ đồng là doanh nghiệp không có năng lực, không làm được việc gì”, ông Hùng nói.
Đồng tình với đại biểu Phạm Huy Hùng, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) cho rằng, nên quy định một tỷ lệ nào đó giữa vốn pháp định và tổng vốn đầu tư dự án mà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được làm. Với những dự án bất động sản hàng ngàn tỷ đồng mà doanh nghiệp chỉ có vốn pháp định 20 tỷ đồng, thì có thể dẫn đến nhiều doanh nghiệp đăng ký dự án lớn, nhưng không có khả năng hoàn thiện dự án.
Liên quan vấn đề này, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, theo thống kê, chỉ có 60% doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có mức vốn điều lệ từ 6 đến 20 tỷ đồng và 26% doanh nghiệp có mức vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng.
“Do đó, việc quy định mức vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng là quá cao so với mặt bằng vốn chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định mức vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng, đồng thời tiếp thu ý kiến đại biểu giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh bất động sản và từng thời kỳ”, đại biểu Phan Trung Lý giải thích.
Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Reenco Sông Hồng cho rằng, việc quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có vốn pháp định 20 tỷ đồng phù hợp trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, phải có lộ trình tăng vốn pháp định của các doanh nghiệp, bởi trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có vốn pháp định rất ít, nhưng vẫn đăng ký đầu tư và triển khai dự án bất động sản quy mô rất lớn, khiến thị trường méo mó, phát triển không bền vững.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, quy định vốn pháp định ở mức 20 tỷ đồng là khá cao. Quy định vốn pháp định 50 tỷ đồng như dự thảo trước là không khả thi. Hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh địa ốc có vốn 6 - 7 tỷ đồng. Sau khi Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được thông qua, việc nâng vốn điều lệ là thách thức lớn với các doanh nghiệp này.
“Nếu có quy định, nhưng không có giải pháp quản lý, thì doanh nghiệp vẫn có thể “lách” bằng cách này, cách khác. Thực tế gần đây cho thấy, có doanh nghiệp không có nổi vài tỷ đồng tiền mặt, nhưng vẫn đăng ký vốn điều lệ lên đến hàng ngàn tỷ đồng”, ông Đực nói.
Hà Quang
Theo báo Đầu tư
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay