Ngày mai, 25.11 Quốc hội sẽ họp thông qua dự án luật Nhà ở trong sự kỳ vọng của rất nhiều người, nhiều ngành, nhiều chuyên gia và nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với việc mở rộng cánh cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN sau gần chục năm chờ đợi. Sẽ không quá lời khi nói, cả nền kinh tế đang "nín thở" chờ đợi phiên họp này.
Đầu tiên chắc chắn là những người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại VN. Đó là những người đã, đang sinh sống, học tập, làm việc hoặc có thể chỉ là yêu quý đất nước và con người VN, muốn có một ngôi nhà để hằng năm qua du lịch, nghỉ ngơi nhưng hàng chục năm qua vẫn phải bấp bênh thuê nhà. Là các ông chủ người nước ngoài đầu tư cả khu đô thị hay dự án bất động sản (BĐS) với hàng ngàn căn hộ nhưng không thể sở hữu một căn cho riêng mình. Là những người nước ngoài đang phải nhờ vợ, chồng, thậm chí chỉ là người quen biết đứng tên giúp căn nhà do chính họ bỏ tiền ra mua nhưng không thể "danh chính ngôn thuận" đứng tên trên giấy tờ. Tất cả... đang "nín thở" chờ cơ hội "an cư, lạc nghiệp".
Thị trường BĐS cũng đang "nín thở" trước thời điểm bước ngoặt này. Nói là bước ngoặt bởi phía sau thị trường BĐS là hàng ngàn nhà sản xuất vật liệu xây dựng xi măng, sắt, thép, gạch, ngói... đã "đói lả" nhiều năm qua; là hàng ngàn doanh nghiệp đồ gỗ, nội thất vẫn gắng gượng cầm cự để chờ đợi; là hàng triệu người lao động bị mất việc, thu nhập bấp bênh. Họ đang kỳ vọng vào nguồn lực mạnh từ việc mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà sẽ đủ sức kích hoạt thị trường, hồi sinh sản xuất, tạo công ăn việc làm. Từ đó, đưa kinh tế thoát khỏi giai đoạn trì trệ kéo dài hiện nay.
Nhưng muốn tạo ra bước ngoặt, cái cần nhất là tư duy đột phá. Trên thực tế, chủ trương mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN đã khởi động hàng chục năm nhưng đến thời điểm hiện tại cánh cửa vẫn chưa mở trọn, vẫn rất ít người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại VN. Chủ trương là "mở", mang ra thảo luận cũng để mở nhưng cứ bỏ được điều kiện "trói chân" này thì lại quá thận trọng thêm yêu cầu "buộc tay" khác. Rồi lại thảo luận... tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Trong khi thực tế ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã chứng minh, cho người nước ngoài mua nhà là điều hết sức bình thường, chỉ có lợi cho nền kinh tế mà thôi. Đến năm 2013, Chính phủ cũng "sốt ruột" yêu cầu nhanh chóng mở cửa thông thoáng, thuận lợi. Vì vậy, phiên họp ngày mai được kỳ vọng rất lớn về việc mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài mua nhà tại VN.
Chính sách cũ với sự thận trọng không cần thiết đã thất bại. Hy vọng với tư duy đột phá, người nước ngoài có thể bình đẳng với người trong nước về việc sở hữu nhà ở, thậm chí kinh doanh sinh lợi và nộp thuế từ BĐS đứng tên mình.
Nguyên Khanh
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Những điểm cần lưu ý của Nghị định 76 hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- Sun Group hợp tác chiến lược với AccorHotels
- Biệt thự hạng sang đua nâng hạng bằng tiện ích
- Áp thuế tiêu thụ đặc biệt kiểu mới với ôtô nhập khẩu từ 2016
- 8 bước cần lưu ý trước khi mua nhà trả góp
- Làm gì với cầu Nguyễn Văn Trỗi?
- Sắp xây dựng khu biểu diễn cá heo và thú biển
- Văn bản luật có hiệu lực từ tháng 11-2015
- Ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Phân khúc bất động sản nào hưởng lợi nhờ TPP?
- Trường hợp đã mua bán đất nhưng chưa sang tên
- Quốc hội nóng chuyện “hợp đồng dân sự” bất động sản
- Quy định mới về mức thu lệ phí chứng thực
- Bất động sản có thể xuất hiện "cơn sốt" trong năm 2016, 2017
- Ô tô nhỏ sẽ ồ ạt nhập vào Việt Nam
- Đà Nẵng: “Đòi” Bộ Quốc phòng hỗ trợ 600 tỉ đồng
- Không quy định hợp đồng mua bán nhà sẽ gây bất an
- Giá đất tái định cư tại khu dân cư Phần Lăng 2
- TPP sẽ không tác động mạnh đến chứng khoán và bất động sản
- Bài cuối: Đà Nẵng muốn chuộc lại sân vận động Chi Lăng