Ngày mai, 25.11 Quốc hội sẽ họp thông qua dự án luật Nhà ở trong sự kỳ vọng của rất nhiều người, nhiều ngành, nhiều chuyên gia và nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với việc mở rộng cánh cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN sau gần chục năm chờ đợi. Sẽ không quá lời khi nói, cả nền kinh tế đang "nín thở" chờ đợi phiên họp này.
Đầu tiên chắc chắn là những người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại VN. Đó là những người đã, đang sinh sống, học tập, làm việc hoặc có thể chỉ là yêu quý đất nước và con người VN, muốn có một ngôi nhà để hằng năm qua du lịch, nghỉ ngơi nhưng hàng chục năm qua vẫn phải bấp bênh thuê nhà. Là các ông chủ người nước ngoài đầu tư cả khu đô thị hay dự án bất động sản (BĐS) với hàng ngàn căn hộ nhưng không thể sở hữu một căn cho riêng mình. Là những người nước ngoài đang phải nhờ vợ, chồng, thậm chí chỉ là người quen biết đứng tên giúp căn nhà do chính họ bỏ tiền ra mua nhưng không thể "danh chính ngôn thuận" đứng tên trên giấy tờ. Tất cả... đang "nín thở" chờ cơ hội "an cư, lạc nghiệp".
Thị trường BĐS cũng đang "nín thở" trước thời điểm bước ngoặt này. Nói là bước ngoặt bởi phía sau thị trường BĐS là hàng ngàn nhà sản xuất vật liệu xây dựng xi măng, sắt, thép, gạch, ngói... đã "đói lả" nhiều năm qua; là hàng ngàn doanh nghiệp đồ gỗ, nội thất vẫn gắng gượng cầm cự để chờ đợi; là hàng triệu người lao động bị mất việc, thu nhập bấp bênh. Họ đang kỳ vọng vào nguồn lực mạnh từ việc mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà sẽ đủ sức kích hoạt thị trường, hồi sinh sản xuất, tạo công ăn việc làm. Từ đó, đưa kinh tế thoát khỏi giai đoạn trì trệ kéo dài hiện nay.
Nhưng muốn tạo ra bước ngoặt, cái cần nhất là tư duy đột phá. Trên thực tế, chủ trương mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN đã khởi động hàng chục năm nhưng đến thời điểm hiện tại cánh cửa vẫn chưa mở trọn, vẫn rất ít người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại VN. Chủ trương là "mở", mang ra thảo luận cũng để mở nhưng cứ bỏ được điều kiện "trói chân" này thì lại quá thận trọng thêm yêu cầu "buộc tay" khác. Rồi lại thảo luận... tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Trong khi thực tế ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã chứng minh, cho người nước ngoài mua nhà là điều hết sức bình thường, chỉ có lợi cho nền kinh tế mà thôi. Đến năm 2013, Chính phủ cũng "sốt ruột" yêu cầu nhanh chóng mở cửa thông thoáng, thuận lợi. Vì vậy, phiên họp ngày mai được kỳ vọng rất lớn về việc mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài mua nhà tại VN.
Chính sách cũ với sự thận trọng không cần thiết đã thất bại. Hy vọng với tư duy đột phá, người nước ngoài có thể bình đẳng với người trong nước về việc sở hữu nhà ở, thậm chí kinh doanh sinh lợi và nộp thuế từ BĐS đứng tên mình.
Nguyên Khanh
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Tăng gấp đôi diện tích địa điểm Nhà Trưng bày tư liệu lịch sử Hoàng Sa
- Đoàn ĐBQH lấy ý kiến dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản
- Ngân hàng kích cầu bất động sản
- Giá đất tái định cư hộ chính một số dự án trên địa bàn thành phố
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: Cẩn thận kẻo... “bé cái nhầm”!
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2014
- Đầu tư xây dựng chợ Cồn, chợ Hàn thành 2 trung tâm mua sắm tầm cỡ
- Lễ 2-9, đi đâu, xem gì?
- Bố trí đất tái định cư trên địa bàn Q. Ngũ Hành Sơn: Đến bây giờ mới thấy đây...
- Họp Ban soạn thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
- Thư của đồng chí Hà Hùng Cường, Ủy viên BCHTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống của Ngành
- Quản lý đất đai sẽ phải đổi mới từ tháng 9 tới
- Phải hoàn thành việc giải quyết nợ đất TĐC trước ngày 30-9
- Cải cách TTHC về đất đai tạo thuận lợi cho người dân, DN
- Quyết liệt gỡ nút thắt tái định cư
- Rà soát từng lô đất để bố trí tái định cư cho dân
- Chính phủ đồng ý cho cá nhân được chọn cách nộp thuế chuyển nhượng BĐS
- BĐS trung cấp, bình dân: Sóng dưới đáy sông
- Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về triển khai Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị
- Tôn vinh “Sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng”