Ngày mai, 25.11 Quốc hội sẽ họp thông qua dự án luật Nhà ở trong sự kỳ vọng của rất nhiều người, nhiều ngành, nhiều chuyên gia và nhiều đại biểu Quốc hội tâm huyết với việc mở rộng cánh cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN sau gần chục năm chờ đợi. Sẽ không quá lời khi nói, cả nền kinh tế đang "nín thở" chờ đợi phiên họp này.
Đầu tiên chắc chắn là những người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại VN. Đó là những người đã, đang sinh sống, học tập, làm việc hoặc có thể chỉ là yêu quý đất nước và con người VN, muốn có một ngôi nhà để hằng năm qua du lịch, nghỉ ngơi nhưng hàng chục năm qua vẫn phải bấp bênh thuê nhà. Là các ông chủ người nước ngoài đầu tư cả khu đô thị hay dự án bất động sản (BĐS) với hàng ngàn căn hộ nhưng không thể sở hữu một căn cho riêng mình. Là những người nước ngoài đang phải nhờ vợ, chồng, thậm chí chỉ là người quen biết đứng tên giúp căn nhà do chính họ bỏ tiền ra mua nhưng không thể "danh chính ngôn thuận" đứng tên trên giấy tờ. Tất cả... đang "nín thở" chờ cơ hội "an cư, lạc nghiệp".
Thị trường BĐS cũng đang "nín thở" trước thời điểm bước ngoặt này. Nói là bước ngoặt bởi phía sau thị trường BĐS là hàng ngàn nhà sản xuất vật liệu xây dựng xi măng, sắt, thép, gạch, ngói... đã "đói lả" nhiều năm qua; là hàng ngàn doanh nghiệp đồ gỗ, nội thất vẫn gắng gượng cầm cự để chờ đợi; là hàng triệu người lao động bị mất việc, thu nhập bấp bênh. Họ đang kỳ vọng vào nguồn lực mạnh từ việc mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà sẽ đủ sức kích hoạt thị trường, hồi sinh sản xuất, tạo công ăn việc làm. Từ đó, đưa kinh tế thoát khỏi giai đoạn trì trệ kéo dài hiện nay.
Nhưng muốn tạo ra bước ngoặt, cái cần nhất là tư duy đột phá. Trên thực tế, chủ trương mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN đã khởi động hàng chục năm nhưng đến thời điểm hiện tại cánh cửa vẫn chưa mở trọn, vẫn rất ít người nước ngoài có thể sở hữu nhà tại VN. Chủ trương là "mở", mang ra thảo luận cũng để mở nhưng cứ bỏ được điều kiện "trói chân" này thì lại quá thận trọng thêm yêu cầu "buộc tay" khác. Rồi lại thảo luận... tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Trong khi thực tế ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã chứng minh, cho người nước ngoài mua nhà là điều hết sức bình thường, chỉ có lợi cho nền kinh tế mà thôi. Đến năm 2013, Chính phủ cũng "sốt ruột" yêu cầu nhanh chóng mở cửa thông thoáng, thuận lợi. Vì vậy, phiên họp ngày mai được kỳ vọng rất lớn về việc mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài mua nhà tại VN.
Chính sách cũ với sự thận trọng không cần thiết đã thất bại. Hy vọng với tư duy đột phá, người nước ngoài có thể bình đẳng với người trong nước về việc sở hữu nhà ở, thậm chí kinh doanh sinh lợi và nộp thuế từ BĐS đứng tên mình.
Nguyên Khanh
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng