Tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ được rộng tay sở hữu nhà ở tại Việt Nam sau khi Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở sửa đổi vào chiều nay 25-11.
Quốc hội đã thông qua điều khoản cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN. ảnh TG
Theo điều 159 luật này, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm ba nhóm.
Thứ nhất là tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
Thứ ba, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng điều 159 quy định thêm về tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hoặc xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở được phép phân lô trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Điều 159 về cho phép các nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam từng gây tranh cãi. Trong quá trình thảo luận về dự luật này, có nhiều ý kiến yêu cầu quy định chặt chẽ hơn điều kiện sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài do lo ngại về an ninh quốc phòng, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.
Ngay cả khi Quốc hội thông qua điều này, cũng có 28 đại biểu không tán thành, 4 đại biểu không bỏ phiếu trong tổng số 404 đại biểu có mặt.
Thị trường BĐS có nhiều cơ hội mới
Việc cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được hi vọng tạo thuận lợi hơn cho cuộc sống của họ, cũng như nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản vốn đìu hiu nhiều năm nay.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) nhận định, việc mở cửa thông thoáng cho người nước ngoài được mua nhà ở chính là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, làm gia tăng tổng tài sản quốc gia. Điều này sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành nghề khác và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngoài ra, sự mở cửa này sẽ làm tăng tổng cầu cho thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường thứ cấp – nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại - và từ đó góp phần làm cho thị trường thêm sinh động. Ông Châu cũng cho rằng, việc tạo điều kiện dễ dàng cho người nước ngoài mua nhà sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến phân khúc thị trường nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong nước như nhiều người lo lắng.
Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long hoan nghênh quyết định của Quốc hội khi mở cánh cửa mua nhà cho người nước ngoài. Theo ông Trân, thời gian qua, rất nhiều người gốc Việt xa quê 30-40 năm muốn quay về quê hương sinh sống, an dưỡng tuổi già nhưng lại vướng các thủ tục mua nhà nên phần nào cản trở việc trở về của họ. Bản thân ông Trân cũng là người Mỹ gốc Việt đã làm việc tại Việt Nam hơn 10 năm nay nhưng vẫn phải ở nhà thuê. Do đó, ông hy vọng trong thời gian tới sẽ được sở hữu một ngôi nhà tại Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Hồ Bá Tình thì đánh giá, việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà dễ dàng là một xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Ông Tình đánh giá, quy định này làm cho Việt Nam dễ dàng hội nhập hơn với thế giới, đặc biệt trước ngưỡng cửa gia nhập các “sân chơi” về thương mại sắp tới. Cũng theo ông Tình, sẽ không có chuyện người nước ngoài sẽ lũng đoạn thị trường bất động sản.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn