(Baodautu.vn) Ông Lê Minh Phúc, Tổng giám đốc VinaCapital Đà Nẵng cho rằng, Đà Nẵng có lợi thế phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng, đây có thể là lĩnh vực người nước ngoài rất quan tâm.
Ông Lê Minh Phúc chia sẻ:
Nếu có chính sách cởi mở và cạnh tranh với các nước trong khu vực ASEAN sẽ là cơ hội lớn đế các dự án BDS, nhất là lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng có thể triển khai thuận lợi, đáp ứng nhu cầu lớn của người nước ngoài.
Ông Lê Minh Phúc, Tổng giám đốc VinaCapital Đà Nẵng |
Bên cạnh đó, Việt Nam cần có chính sách cởi mở và thủ tục nhanh chóng, thuận lợi hơn về vấn đề M&A đối với các dự án BĐS.
Trong đầu tư BĐS, rủi ro rất cao, có thể lúc này nhà đầu tư triển khai rất thuận lợi, nhưng cũng có lúc nhà đầu tư triển khai gặp rất nhiều khó khăn, nên việc thúc đẩy M&A sẽ là cơ hội lớn để dự án triển khai nhanh và hiệu quả hơn. Bởi lẽ có thể nhà đầu tư này không triển khai được thì nhà đầu tư khác có tiềm lực hơn tham gia sẽ tốt hơn.
Theo tôi, M&A BĐS không mới lạ trên thế giới và triển khai rất thành công để giúp thị trường BĐS hồi phục nhanh, giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng, giúp cải thiện tình hình vĩ mô nhanh chóng. Do vậy, đối với dự án BĐS, M&A là một phần quan trọng để lĩnh vực BĐS phát triển, góp phần giúp tái cấu trúc và hồi phục nhanh nền kinh tế quốc gia.
Đối với Đà Nẵng, nguồn cầu bản địa còn hạn chế và có những giới hạn nhất định, phụ thuộc nhiều về nhu cầu bên ngoài mà cụ thể là TP.HCM và Hà Nội, nên vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách mua nhà như thủ tục, giấy tờ đất, sổ đỏ, quyền sở hữu nhà càng gọn nhẹ, nhanh chóng càng tốt. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường Đà Nẵng phát triển tốt hơn, bền vững hơn.
VinaCapital là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm nên việc ứng phó với các khó khăn đã được nghiên cứu rất kỹ thông qua các giải pháp đi trước một bước, nên dễ dàng đối diện với những thách thức.
Bên cạnh đó, trong kinh doanh BĐS, vấn đề quản lý dòng tiền và tính thanh khoản quyết định sự thành công, điều này đối với VinaCapital đã và đang làm khá tốt, chưa kể với kinh nghiệm của nhà phát triển dự án lâu năm, chúng tôi luôn lường trước những thách thức của thị trường, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp, duy trì sự phát triển bền vững.
Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)
(Baodautu.vn) Chiều 25/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nhà ở (sửa đổi). Luật gồm 13 chương, 179 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. |
Người nước ngoài được sở hữu loại nhà ở nào?
(Baodautu.vn) Bộ Xây dựng vừa công bố dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 11 lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua trong năm nay. Dự thảo luật mới này quy định cụ thể điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam. |
Cho "Tây" mua nhà: Đón nguồn tiền lớn?
Những kiến nghị mới đây của Bộ Xây dựng về việc cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam được cho là động thái tích cực giúp giải quyết tồn kho bất động sản (BĐS), trong đó có các dự án cao cấp.
|
Như Thủy
Theo Báo Đầu tư-
Các bản tin khác
- Quy hoạch du lịch Sơn Trà: Khai thác song hành cùng bảo tồn
- Dự án địa ốc phải xanh để "sống còn"
- 23 doanh nghiệp tham gia đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản Việt Nam
- Quy định giá đất tái định cư nhiều dự án
- Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6
- Lượng giao dịch nhà ở tăng
- Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2016: Đà Nẵng giữ vị trí đầu bảng
- Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng để lấy ý kiến
- Nikken được chọn là nhà nghiên cứu quy hoạch kiến trúc cảnh quan ven biển Đà Nẵng
- Những hiểu nhầm về phong thủy
- Giá đất ở tại các khu dân cư thuộc huyện Hòa Vang
- ‘Rót’ tiền đầu tư BĐS không nên bỏ qua điều này
- Xây dựng cảng Liên Chiểu theo hình thức PPP - Giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước
- Lộn xộn thị trường môi giới bất động sản
- Làm sao để an tâm khi quyết "mua nhà trên giấy"
- Công ty Sojitz (Nhật Bản) tìm hiểu đầu tư dự án Cảng Liên Chiểu
- Quy định giá đất để thu nợ tiền sử dụng đất tái định cư
- ‘Trẻ hóa’ phân khúc bất động sản thấp tầng
- Bất động sản ven sông nhiều tiềm năng phát triển
- CR7 – Từ căn hộ cao cấp của Donald Trump đến Cocobay Towers tại Việt Nam