Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua bảng giá đất trên địa bàn áp dụng từ 1/1/2015...
Khung giá đất tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào chính thức tăng từ 81 triệu đồng/m2 lên 162 triệu đồng/m2 từ 2015.
Như vậy, giá đất ở tại Hà Nội đã được điều chỉnh tăng gấp đôi, đạt mức trần so với khung do Chính phủ quy định. Bảng giá này được Hà Nội áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019.
Đối với đất nông nghiệp, giữ nguyên như năm 2014, trong đó giá đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 36.000 đồng/m2; giá đất trồng cây lâu năm có giá tối đa là 189.600 đồng/m2, giá tối thiểu là 54.400 đồng/m2; giá đất rừng có giá tối đa là 60.000 đồng/m2, giá tối thiểu 30.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp tại các phường thuộc quận có giá tối đa là 252.000 đồng/m2, giá tối thiểu 162.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp khu vực giáp ranh có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu 135.000 đồng/m2.
Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trừ thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại các thị trấn của các huyện có giá tối thiểu từ 525.000 đồng/m2 lên 655.000 đồng/m2.
Điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại khu dân cư nông thôn có giá tối thiểu từ 280.000 đồng/m2 lên 315.000 đồng/m2...
Theo UBND thành phố, việc áp dụng bảng giá đất mới cho giai đoạn 5 năm, từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 đáp ứng yêu cầu giảm dần sự chênh lệch với mặt bằng giá thị trường, góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và người có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư.
Năm 2009, giá các loại đất trên địa bàn bằng mức giá tối đa của Chính phủ quy định. Từ năm 2010 đến nay, giá các loại đất trên địa bàn đã đạt và vượt khung giá tối đa của Chính phủ cho phép là 20%, song vẫn thấp hơn giá thị trường.
Riêng đối với các khu vực thuộc "đất vàng", mức giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thường cao hơn từ 5 - 7 lần so với khung giá đất. Đơn cử như phố Hàng Ngang, Hàng Đào đang được giới đầu tư định giá và rao bán từ 500 - 600 triệu đồng/m2. Các tuyến phố chính khác có giá từ 150 - 200 triệu đồng/m2.
-
Khung giá đất chính thức tăng gấp đôi
TỪ NGUYÊNChính phủ chấp thuận đề xuất tăng gấp đôi khung giá đất hiện nay của Bộ Tài nguyên và Môi trường...
-
Khung giá đất Hà Nội 2014: Tối đa vẫn 81 triệu đồng/m2
BẢO ANHMức tối đa này được giữ nguyên từ 4 năm nay...
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn