(Chinhphu.vn) - Ông Đình Phong mua 1 căn hộ chung cư thương mại qua sàn giao dịch bất động sản và được vay vốn từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Hiện, ông có nhu cầu bán căn hộ này.
Ông Phong đã tham khảo ý kiến tại ngân hàng, văn phòng công chứng và được hướng dẫn, khi thanh toán đủ tiền cho ngân hàng và giải chấp tại văn phòng công chứng thì được chuyển nhượng.
Tuy nhiên, khi ông Phong hoàn tất các thủ tục thì sàn giao dịch bất động sản lại cho biết, không thể thực hiện thủ tục sang tên do đã vay mua nhà thuộc gói tín dụng hỗ trợ nhà ở. Ông Phong hỏi, ông có được thực hiện thủ tục sang tên căn hộ không? Nếu có thì theo hướng dẫn tại văn bản nào?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Nội dung phản ánh của ông Phong chưa nêu rõ những thỏa thuận khi vay vốn để mua căn hộ chung cư thương mại giữa ông với ngân hàng cũng như với các đơn vị khác có liên quan.
Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ thì các đối tượng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, có khó khăn về nhà ở, khi thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 từ các chủ đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được vay vốn tín dụng ưu đãi trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng từ 5 ngân hàng được chỉ định bao gồm Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng MHB.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thời hạn cho vay đối với khách hàng thuê, mua nhà ở thương mại tối thiểu là 10 năm. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay dưới 10 năm thì khách hàng được thỏa thuận với ngân hàng thời hạn cho vay thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu (Điều 5 Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Về nguyên tắc, khi gia đình đã thanh toán đủ tiền mua trả ngân hàng và đã giải chấp thì được bán căn hộ đó (nếu không vi phạm các quy định của các hợp đồng đã ký). Việc mua bán thực hiện theo quy định của pháp luật và người mua được sang tên sở hữu đối với căn hộ đó. Để biết được vì sao gia đình không thể thực hiện được thủ tục sang tên, ông Phong cần làm việc cụ thể với chủ đầu tư, ngân hàng mà ông đã vay và các bên liên quan để được hướng dẫn giải quyết.
Chinhphu.vn
Các bản tin khác
- Nhiều người ký tên: Nơi chứng, nơi không
- Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn
- Thành phố Đà Nẵng: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- “Phá băng” bất động sản: Giảm nhanh lãi suất cho vay
- DẤU ẤN THÀNH PHỐ NĂM 2012: InterCon - bản giao hưởng trước biển
- Giá đất Đà Nẵng năm 2013: cao nhất 40,32 triệu đồng/m2
- “Phá băng” bất động sản: Giá phải giảm thêm
- Phải bảo đảm giải quyết hồ sơ đất cho nhân dân đúng hạn, đúng qui định
- KÍCH HOẠT BẤT ĐỘNG SẢN
- Xúc tiến triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò
- Bất động sản 2012 và 10 dấu ấn
- Chính phủ sẽ ra nghị quyết cứu bất động sản
- Lo “sốt vó” đến kỳ trả nợ ngân hàng
- Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính
- Doanh nghiệp BĐS bung hàng “vét” nguồn kiều hối cuối năm
- 2 kịch bản sinh tử cho bất động sản
- Vua đầu bếp Michel Roux khai trương nhà hàng tại Đà Nẵng
- Tín dụng cho BĐS năm 2013 có gì mới?
- Công bố các dự án quy hoạch trên địa bàn thành phố
- “Rã đông” bất động sản bằng lãi suất