VOV.VN - Nhiều vấn đề cần tháo gỡ về chính sách nhà ở, bất động sản, cải tạo chung cư… được hai bên quan tâm trao đổi kinh nghiệm.
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức Hội thảo Việt Nam - Nhật Bản về nhà ở và thị trường bất động sản.
Những vấn đề được các đại biểu quan tâm, trao đổi tại hội thảo là cơ chế, chính sách về nhà ở và bất động sản của Việt Nam cũng như Nhật Bản, kinh nghiệm của hai nước trong phát triển nhà ở và cải tạo nhà chung cư cũ ở các thành phố lớn.
Về cơ chế, chính sách, đại diện Bộ Xây dựng đã giới thiệu những nội dung mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Các đại biểu Nhật Bản đánh giá cao những thay đổi mang tính cởi mở, thông thoáng của 2 Luật trên, đồng thời đề nghị được giải thích rõ hơn về quy định cho phép người nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, theo Luật mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, chỉ quy định những người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là có quyền sở hữu nhà ở, không yêu cầu về thời gian cư trú tại Việt Nam. Khi người nước ngoài quay trở về nước vì việc riêng hoặc vì lý do công tác thì có quyền cho thuê nhà đó, nhưng phải đăng ký với cơ quan sở tại và phải nộp thuế theo pháp luật của Việt Nam.
Tại hội thảo, vấn đề tập trung đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê có giá cả phù hợp cho người thu nhập thấp bằng cách huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài chính công là kinh nghiệm hay của Nhật Bản mà Việt Nam có thể học tập, áp dụng trong điều kiện hiện nay.
Về vấn đề cải tạo chung cư cũ ở các thành phố lớn mà hiện Việt Nam còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ông Hideyuki Iwata, Phòng Phúc lợi xã hội, Cục Tái thiết Đô thị, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản chia sẻ: Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, muốn có được sự đồng thuận của cư dân, phải công bố dự án một cách minh bạch và đảm bảo nâng cao chất lượng sống sau khi cải tạo.
“Đơn vị quản lý dư án phải công bố một cách rộng rãi phương án cải tạo các khu nhà, phải có một quá trình dài trao đổi ý kiến để nhận được sự đồng thuận của người dân. Đặc biệt Nhật Bản đưa ra một ví dụ thành công để người dân yên tâm sẽ không xảy ra tình trạng xấu. Đặc biệt, sau khi dự án cải tạo xong vẫn không đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng, xã hội sẽ khó thu hút được người dân cũng như là các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào”, ông Hideyuki Iwata bày tỏ kinh nghiệm./.
Các bản tin khác
- Nhà 40-50 tầng ven biển ảnh hưởng "bình yên" Đà Nẵng?
- Sau 2 năm, tồn kho bất động sản giảm hơn một nửa
- Thu hồi dự án, quyết giữ lại sân vận động Chi Lăng
- Phương án xử lý các khu tập thể xuống cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Ô tô dung tích nhỏ có thể giảm giá gần một nửa
- Khi nhà gần chợ!
- Địa ốc rầm rộ trở lại phân khúc cao cấp, hạng sang
- Cảnh báo bùng nổ bong bóng bất động sản
- Bất động sản Việt Nam là kênh đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại
- “Phụ nữ Đà Nẵng – Những chặng đường lịch sử”
- Hiệp hội Nữ doanh nhân Đà Nẵng tròn 5 tuổi
- Hỏi: Có được thế chấp sổ đỏ của mình cho người khác vay vốn?
- Chặn một vụ bán đất bằng giấy đỏ ‘dỏm’
- Cơ hội mới cho Đà Nẵng
- Đại gia Sài Gòn đổ xô đầu tư căn hộ cao cấp
- Căn hộ trung cấp hút nhà đầu tư
- Đất ven biển bị “thổi giá” do khách hàng Trung QuốcCập nhật: Thứ bảy, 17/10/2015 - 10h2'
- Hơn 290 tỷ đồng xây tượng đài Nguyễn Văn Trỗi và cầu Hạnh Phúc
- Khi nào thị trường BĐS thực sự minh bạch với người dân?
- Giấy tờ cần thiết khi đặt cọc tiền mua nhà