“Phải tận dụng tối đa trí tuệ xây dựng Chiến lược mang tính nền tảng cho tất cả các lĩnh vực khác của ngành” – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo Chiến lược phát triển ngành Tư pháp đến năm 2030 diễn ra ngày 06/12.
Tại cuộc họp ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (đơn vị được giao chủ trì soạn thảo Chiến lược) cho biết: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành Tư pháp phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và đủ năng lực thực hiện tốt các chức năng được giao, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, Dự thảo Chiến lược dự kiến 4 nhóm mục tiêu phát triển chính cùng các giải pháp triển khai. Cụ thể là, ngành Tư pháp có vai trò quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thông qua việc phát triển các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; phát huy vai trò chủ động, tích cực của ngành Tư pháp với vị trí là cơ quan của Chính phủ có nhiệm vụ gắn kết việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Ủng hộ sự cần thiết xây dựng Chiến lược, các đại biểu tham dự cuộc họp đã góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện Dự thảo Chiến lược. Theo ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế thì Chiến lược phải có tính dự báo đến năm 2030, theo đó “ngành Tư pháp sẽ làm nhiệm vụ nào tốt hơn hoặc có thể không còn làm nhiệm vụ gì”.
Đánh giá cao việc xây dựng Chiến lược của ngành Tư pháp, bà Hoàng Thị Quỳnh Chi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, ngành Kiểm sát nhân dân mới chỉ có Chiến lược về công tác cán bộ, Chiến lược về công tác đào tạo nhưng chưa tiến hành nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển tổng thể của ngành. Bà chia sẻ, ở các nước trên thế giới, Bộ Tư pháp “thống lĩnh” các cơ quan tư pháp, song ở Việt Nam, Bộ Tư pháp giống như Bộ Pháp luật, do đó hiện tại và thời gian tới cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ hiện hành, phát triển đội ngũ cán bộ. Còn trong tương lai, có vươn ra quản lý các lĩnh vực tư pháp, có đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp hay không còn phải tiêp tục nghiên cứu.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh phải tận dụng tối đa trí tuệ xây dựng Chiến lược mang tính nền tảng cho tất cả các lĩnh vực khác của ngành, sử dụng nhiều hơn nữa kết quả nghiên cứu của các nhánh đề tài trước đây. Bộ trưởng yêu cầu Chiến lược phải bám sát hơn nữa tình hình phát triển kinh tế - xã hội và dự báo được tình hình vận động của xã hội Việt Nam, của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động đến bộ máy nhà nước, trong đó có Bộ Tư pháp ra sao để báo cáo Chính phủ, các cơ quan có liên quan.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp địa ốc tránh “làm tất, ăn cả”
- Ngân hàng bảo lãnh giao dịch BĐS - Có khả thi?
- TS. Nguyễn Trí Hiếu: “Bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong năm 2015”
- Đất Xanh 'bắt tay' Vietinbank triển khai hàng loạt dự án bất động sản
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết
- Kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030
- Ngày 21-1, giao lưu trực tuyến giá đất tăng, đóng thuế ra sao?
- Sẽ sớm có nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở
- Thâu tóm bất động sản: Vì sao nhà đầu tư Việt “mạnh tay”?
- Vay gói 30.000 tỉ đồng: Không khó!
- Xây dựng người Đà Nẵng văn hóa, văn minh
- Không có chuyện luật cởi mở, nghị định thắt
- Thị trường BĐS TPHCM trên đà phục hồi
- Phố đêm 9 con thuyền, rộng 12.000 m2 bên bờ sông Hàn
- Bất động sản nhúc nhích: Người mua đừng theo phong trào
- “Cháy hàng” căn hộ nhà ở xã hội
- Đà Nẵng bán hơn 1.000 căn hộ nhà ở xã hội
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thành ủy Đà Nẵng
- Chiến lược cho sự "chuyển mình mạnh mẽ" của bất động sản 2015
- Đầu cơ bất động sản tái xuất trước Tết