“Phải tận dụng tối đa trí tuệ xây dựng Chiến lược mang tính nền tảng cho tất cả các lĩnh vực khác của ngành” – Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo Chiến lược phát triển ngành Tư pháp đến năm 2030 diễn ra ngày 06/12.
Tại cuộc họp ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (đơn vị được giao chủ trì soạn thảo Chiến lược) cho biết: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành Tư pháp phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả và đủ năng lực thực hiện tốt các chức năng được giao, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, Dự thảo Chiến lược dự kiến 4 nhóm mục tiêu phát triển chính cùng các giải pháp triển khai. Cụ thể là, ngành Tư pháp có vai trò quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thông qua việc phát triển các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; phát huy vai trò chủ động, tích cực của ngành Tư pháp với vị trí là cơ quan của Chính phủ có nhiệm vụ gắn kết việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Ủng hộ sự cần thiết xây dựng Chiến lược, các đại biểu tham dự cuộc họp đã góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện Dự thảo Chiến lược. Theo ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế thì Chiến lược phải có tính dự báo đến năm 2030, theo đó “ngành Tư pháp sẽ làm nhiệm vụ nào tốt hơn hoặc có thể không còn làm nhiệm vụ gì”.
Đánh giá cao việc xây dựng Chiến lược của ngành Tư pháp, bà Hoàng Thị Quỳnh Chi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, ngành Kiểm sát nhân dân mới chỉ có Chiến lược về công tác cán bộ, Chiến lược về công tác đào tạo nhưng chưa tiến hành nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển tổng thể của ngành. Bà chia sẻ, ở các nước trên thế giới, Bộ Tư pháp “thống lĩnh” các cơ quan tư pháp, song ở Việt Nam, Bộ Tư pháp giống như Bộ Pháp luật, do đó hiện tại và thời gian tới cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ hiện hành, phát triển đội ngũ cán bộ. Còn trong tương lai, có vươn ra quản lý các lĩnh vực tư pháp, có đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp hay không còn phải tiêp tục nghiên cứu.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh phải tận dụng tối đa trí tuệ xây dựng Chiến lược mang tính nền tảng cho tất cả các lĩnh vực khác của ngành, sử dụng nhiều hơn nữa kết quả nghiên cứu của các nhánh đề tài trước đây. Bộ trưởng yêu cầu Chiến lược phải bám sát hơn nữa tình hình phát triển kinh tế - xã hội và dự báo được tình hình vận động của xã hội Việt Nam, của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động đến bộ máy nhà nước, trong đó có Bộ Tư pháp ra sao để báo cáo Chính phủ, các cơ quan có liên quan.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp
Các bản tin khác
- Sống sinh thái giữa lòng phố biển
- Bất động sản giải trí Đà Nẵng hút giới đầu tư
- Bất động sản Đà Nẵng: Giải mã cơn sốt Nam Hòa Xuân
- Chưa siết tín dụng, địa ốc đã chạy đua săn vốn ngoại
- Hơn 1000 nhà môi giới BĐS quy tụ về Đà Nẵng trong Ngày hội môi giới BĐS Việt Nam
- Những điều cấm kỵ cần tránh khi mua nhà
- Sông Cổ Cò ’lột xác’ nhờ siêu dự án giải trí Cocobay
- Các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn (Đà Nẵng) đã bàn giao mặt bằng: Cuối tháng 6 sẽ có đất tái định cư?
- Vũ hội đường phố "Đánh thức" bờ đông sông Hàn
- Thu hồi, quản lý toàn bộ nhà, đất tại khu tập thể K340 Phan Châu Trinh
- Mua “nhà trên giấy“: Những vấn đề cần lưu ý
- Người mua nhà săn “bùa hộ mệnh”, phòng tai họa bất ngờ
- Sôi động chuyển nhượng dự án đầu tư
- Thị trường bất động sản: Người mua thông thái đến đâu
- Người mua nhà khắt khe hơn với chủ đầu tư
- BĐS Đà Nẵng trên đà tăng tốc
- M&A bất động sản tại Đà Nẵng tăng mạnh
- Gia hạn cho dự án Blooming Tower
- 10 lưu ý khi mua nhà để mà không phải ân hận về sau
- Quản lý căn hộ Condotel hiệu quả với Smart Stay 6S