(PL)- Các cơ quan trung ương có hai hướng chỉ đạo khác nhau khiến TP.HCM… rối.
Lâu nay hợp đồng mua bán, tặng cho, thế chấp, cho thuê, thừa kế… quyền sử dụng đất được TP.HCM quy định thực hiện thủ tục tại các tổ chức hành nghề công chứng. Đang thực hiện suôn sẻ, Luật Đất đai 2013 quy định người dân được chọn cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã để chứng thực các giao dịch này. Trước yêu cầu trên, các ngành có những chỉ đạo khác nhau và TP cũng bị rối theo.
Giao cơ quan công chứng: Vẹn đôi đường
Theo Luật Đất đai 2003, các văn bản hợp đồng về quyền sử dụng đất như mua bán, tặng cho, thế chấp… được thực hiện tại cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã. Tuy nhiên, nhằm mục đích đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch, đồng thời để UBND cấp xã tập trung thực hiện tốt việc chứng thực bản sao, chữ ký nên TP.HCM quyết định chuyển giao thẩm quyền này. Cụ thể, theo Quyết định 31/2011 của UBND TP, việc chứng thực toàn bộ hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác (trừ di chúc) chuyển từ UBND xã, phường, thị trấn sang tổ chức hành nghề công chứng.
Kể từ ngày thực hiện chuyển giao, UBND cấp xã không còn thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà, đất. “Quá trình thực hiện việc chuyển giao trên địa bàn TP đã đi vào nền nếp, ổn định. Các tổ chức hành nghề công chứng đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu của xã hội, người dân đồng thuận. UBND các cấp cũng đã bố trí lại cán bộ, cơ sở vật chất theo hướng tinh giản sau khi thực hiện chuyển giao” - Sở Tư pháp TP nhận xét tại báo cáo trình UBND TP.
Người dân đang công chứng giấy tờ nhà, đất tại Phòng Công chứng số 7 (quận 6, TP.HCM). Ảnh: C.TÚ
Đến năm 2013, Luật Đất đai được ban hành lại tiếp tục giữ quy định người sử dụng đất được lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất. Nhận thấy quy định này dẫn đến độ chênh về pháp lý và thực tế đang thực hiện thuận lợi, Sở Tư pháp lập tức có văn bản báo cáo TP. Ngay sau đó, TP chỉ đạo Sở Tư pháp khẩn trương báo cáo, kiến nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn. Trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các cơ quan, tổ chức tạm thời tiếp tục thực hiện theo Quyết định 31 của TP.
Lại có chỉ đạo khác
Mới đây, Bộ Tư pháp có văn bản cho hay sẽ phối hợp Bộ TN&MT nghiên cứu, rà soát các quy định để đề xuất, báo cáo Thủ tướng. Trong thời gian này, Bộ Tư pháp đề nghị các tỉnh đã ban hành quyết định về chuyển giao thẩm quyền công chứng, chứng thực tiếp tục thực hiện như cũ để tránh xáo trộn.
Mọi chuyện tưởng như tạm ổn, thế nhưng tình hình vẫn tiếp tục rối bởi sau đó ngành tài nguyên lại có chỉ đạo khác. Trong văn bản gửi các tỉnh, thành, Bộ TN&MT yêu cầu phải thực hiện đúng quy định về công chứng, chứng thực tại Luật Đất đai 2013. Lý do là trước đó Thủ tướng đã chỉ đạo “nghiêm túc thực hiện quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng văn bản về thực hiện quyền của người sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tránh tình trạng bắt buộc phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã diễn ra tại một số địa phương”.
Nhận được văn bản này, UBND TP lại giao Sở TN&MT phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu để triển khai thực hiện đúng quy định trên. Như vậy, cùng một vấn đề nhưng do hai hướng chỉ đạo khác nhau dẫn đến TP cũng có hai hướng triển khai và đến nay vẫn chưa gút sẽ thực hiện ra sao.
Tôi cho rằng nên tiếp tục thực hiện như hiện nay vì tổ chức hành nghề công chứng mang tính chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn pháp lý. Chỉ cần nâng chất hơn nữa với văn phòng công chứng là được. Giao về cho cấp xã thì thuận lợi ở chỗ chi phí thấp hơn, địa phương có thể nắm được nguồn gốc đất, tình trạng tranh chấp, quy hoạch… Tuy nhiên, phường khó có thể đảm nhiệm tốt công việc này vì không đủ nhân sự, lại thường kiêm nhiệm. Ông LÊ PHƯỚC TÀI, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Tạo A, quận Bình Tân Tôi đồng tình giao cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng các giao dịch về nhà, đất như TP đang làm. Hiện mật độ phủ sóng của các cơ quan công chứng đã đủ để người dân không phải đi xa mới có chỗ công chứng. Cơ quan công chứng có đội ngũ chuyên môn hơn cán bộ ở xã. Tôi cũng cho rằng cần giao hẳn chứ không nên quy định lấp lửng cho dân chọn thì sẽ khó cho cả xã lẫn cơ quan công chứng (vì không biết nhu cầu của người dân ra sao để bố trí nhân sự, phương tiện). Phó chủ tịch một xã ở huyện Hóc Môn |
CẨM TÚ
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Sắp vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- Thị trường bất động sản: Đo sức cầu quý cuối năm
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Hồi sinh dự án DITP để đón đầu cơ hội thu hút đầu tư từ sự kiện APEC
- Lợi thế tại các dự án nghỉ dưỡng ven biển Đà Nẵng của VinaCapital
- Nghỉ lễ 2-9, Đà Nẵng có gì?
- Nhiều hoạt động hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2-9
- Đà Nẵng: Hấp dẫn sở hữu đất nền kèm sổ đỏ ở phía tây thành phố
- Đầu tư bất động sản, chọn đất nền hay nhà xây sẵn?
- Đau đầu chuyện định giá đất
- Khu vực tây bắc thành phố: Bất động sản sôi động
- Thách thức cho bất động sản du lịch
- Tưng bừng Giải thể thao chào mừng 72 năm ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam
- Những điểm check in đẹp như mơ dịp 2/9
- Sắp khai trương khu spa massage đẳng cấp lớn nhất tại Đà Nẵng và miền Trung
- Đà Nẵng: Khai trương khách sạn 4 sao theo mô hình condotel ngay trong lòng Thành phố
- Thị trường bất động sản: Hết ngại tháng Ngâu
- Khách hàng “ruột” của Sun Group trải nghiệm kỳ nghỉ đặc quyền
- Hơn 750 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Bất động sản ngầm, ‘cuộc chiến’ mới của siêu đô thị