(PLO)-Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Trước đó, ngày 2-12-2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có tờ trình xin ý kiến Thủ tướng về Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế. Theo đó, Đề án được xây dựng theo các quan điểm chỉ đạo về việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức khi thực hiện các TTHC liên quan đến bất động sản. Quy trình liên thông sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với công dân, các tổ chức và nhà nước.
Đối với công dân, tổ chức, quy trình liên thông sẽ mở rộng sự lựa chọn cách thức thực hiện TTHC của công dân, tổ chức; đơn giản hoá TTHC, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng dịch vụ liên thông có chất lượng, có giá trị pháp lý; giảm thời gian và chi phí tuân thủ TTHC của người dân; hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh đối với các hợp đồng, giao dịch, mang lại sự phục vụ thuận lợi cũng như an toàn pháp lý cho công dân, tổ chức; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về đất đai, tài sản gắn liền với đất, góp phần công khai, minh bạch, tránh tình trạng độc quyền thông tin, hạn chế hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực.
Đối với nhà nước, việc liên thông cũng giúp hạn chế được việc tăng biên chế, khó khăn về bố trí trụ sở tiếp công dân tại cơ quan đăng ký, cơ quan thuế; làm hạn chế hiện tượng trốn thuế; góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như thúc đẩy việc hiện đại hoá trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các cơ quan, tổ chức giải quyết TTHC.
Trả lời nội dung Tờ trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau: Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, chi phí tuân thủ TTHC trước quy định liên thông là hơn 373,8 tỷ đồng còn chi phí tuân thủ sau khi thực hiện liên thông là hơn 201,8 tỷ đồng (tiết kiệm 46% chi phí).
Về tổ chức thực hiện, Đề án dự tính sẽ được thực hiện tại một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương, địa bàn miền núi để đảm bảo tính tiêu biểu về tình hình, điều kiện kinh tế, địa lý, xã hội của các địa phương. Thời gian thực hiện thí điểm trong vòng 2 năm. Sau đó, sẽ có tổng kết rút kinh nghiệm để quyết định việc áp dụng trên phạm vi hợp lý.
ĐL
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Từ 1/7, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ được ưu đãi thuế
- Động lực mới cho thị trường bất động sảnĐộng lực mới cho thị trường bất động sản
- Giá đất TĐC khu chợ Khuê Mỹ, đường Lê Văn Hiến, đường Lưu Quang Vũ và một số khu dân cư khác
- Gói 30.000 tỷ: Có thể giải ngân trong tuần tới
- Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm lãi suất
- Lãi suất giảm, cổ phiếu bất động sản "bùng nổ"
- ‘Người dân nguy cơ vỡ nợ nếu ham mua nhà lãi suất 6%'
- Nguy cơ mất tiền tỷ vì bút phù thủy
- Né giấy chủ quyền vì hệ số K
- CÁC NGÂN HÀNG CHAY ĐUA CHO VAY: MỞ KÉT NHƯNG “KÉN CÁ CHỌN CANH”
- Cơ hội cho nhà đất chưa có giấy tờ
- Kẹt thừa kế do thiếu quyết định giám hộ
- Mở lối cho thị trường BĐS
- Phương án bố trí TĐC dự án Khu tái định cư Nam Lê Trọng Tấn
- Nhiều ngân hàng cho vay ưu đãi lãi suất
- Xử lý vướng mắc các hồ sơ đã chứng thực trước ngày 10/01/2013
- Nhờ tòa tuyên bố cha chết để bán nhà?
- Lúc này nên mua nhà không?
- Hơn 200 triệu USD tài trợ Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- KHAI TRƯƠNG TỔ HỢP KHÁCH SẠN VÀ CĂN HỘ CAO CẤP NOVOTEL DANANG PREMIER HAN RIVER