(PLO)-Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Trước đó, ngày 2-12-2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có tờ trình xin ý kiến Thủ tướng về Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế. Theo đó, Đề án được xây dựng theo các quan điểm chỉ đạo về việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức khi thực hiện các TTHC liên quan đến bất động sản. Quy trình liên thông sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với công dân, các tổ chức và nhà nước.
Đối với công dân, tổ chức, quy trình liên thông sẽ mở rộng sự lựa chọn cách thức thực hiện TTHC của công dân, tổ chức; đơn giản hoá TTHC, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng dịch vụ liên thông có chất lượng, có giá trị pháp lý; giảm thời gian và chi phí tuân thủ TTHC của người dân; hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh đối với các hợp đồng, giao dịch, mang lại sự phục vụ thuận lợi cũng như an toàn pháp lý cho công dân, tổ chức; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về đất đai, tài sản gắn liền với đất, góp phần công khai, minh bạch, tránh tình trạng độc quyền thông tin, hạn chế hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực.
Đối với nhà nước, việc liên thông cũng giúp hạn chế được việc tăng biên chế, khó khăn về bố trí trụ sở tiếp công dân tại cơ quan đăng ký, cơ quan thuế; làm hạn chế hiện tượng trốn thuế; góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như thúc đẩy việc hiện đại hoá trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các cơ quan, tổ chức giải quyết TTHC.
Trả lời nội dung Tờ trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau: Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, chi phí tuân thủ TTHC trước quy định liên thông là hơn 373,8 tỷ đồng còn chi phí tuân thủ sau khi thực hiện liên thông là hơn 201,8 tỷ đồng (tiết kiệm 46% chi phí).
Về tổ chức thực hiện, Đề án dự tính sẽ được thực hiện tại một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương, địa bàn miền núi để đảm bảo tính tiêu biểu về tình hình, điều kiện kinh tế, địa lý, xã hội của các địa phương. Thời gian thực hiện thí điểm trong vòng 2 năm. Sau đó, sẽ có tổng kết rút kinh nghiệm để quyết định việc áp dụng trên phạm vi hợp lý.
ĐL
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Căn hộ tầm trung sẽ chiếm tỷ trọng cao trong nửa cuối năm
- "Khẩu vị mới" của nhà đầu tư tại bất động sản Đà Nẵng
- Tổng cục quản lý đất đai siết chặt việc quản lý phôi giấy chứng nhận QSDĐ
- Chuẩn hóa môi giới bất động sản: Nhiệm vụ cấp bách
- Những cuộc “tháo chạy” của giới đầu cơ đất nền năm 2018
- Còn nhiều yếu tố nâng đỡ, chưa thể xảy ra "bong bóng" bất động sản
- Thúc đẩy tiến độ các dự án "treo", thương thảo lấy lại SVĐ Chi Lăng
- Thị trường bất động sản có rơi vào chu kỳ khủng hoảng?
- Tỷ phú ngoại tranh phần bất động sản
- Thương thảo lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Điều thú vị chỉ có tại chương trình ưu đãi "Đêm Bà Nà"
- Dòng đầu tư đổ dồn về Gami Eco Charm "dồn dập" ngay sau ngày ra mắt
- Điểm đến Sơn Trà Hoang sơ Bãi Rạng
- Đà Nẵng: Phúc Hoàng Ngọc công bố và bàn giao dự án Green Home
- Đà Nẵng: Mỗi năm tăng 86 cơ sở lưu trú/6.000 phòng
- Kinh nghiệm quý khi mua chung cư giá rẻ để không ‘tiền mất tật mang’
- Bất động sản nghỉ dưỡng: "Vẫn là kênh đầu tư hiệu quả"
- Biệt thự biển cho thuê mang về thu nhập bền vững cho nhà đầu tư
- Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng nghiên cứu đường sắt đô thị
- Vệt đô thị mới ven sông Hàn có tòa tháp cao 29 tầng