(PLO)-Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Trước đó, ngày 2-12-2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có tờ trình xin ý kiến Thủ tướng về Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế. Theo đó, Đề án được xây dựng theo các quan điểm chỉ đạo về việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức khi thực hiện các TTHC liên quan đến bất động sản. Quy trình liên thông sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với công dân, các tổ chức và nhà nước.
Đối với công dân, tổ chức, quy trình liên thông sẽ mở rộng sự lựa chọn cách thức thực hiện TTHC của công dân, tổ chức; đơn giản hoá TTHC, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng dịch vụ liên thông có chất lượng, có giá trị pháp lý; giảm thời gian và chi phí tuân thủ TTHC của người dân; hạn chế hiện tượng vi phạm pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh đối với các hợp đồng, giao dịch, mang lại sự phục vụ thuận lợi cũng như an toàn pháp lý cho công dân, tổ chức; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về đất đai, tài sản gắn liền với đất, góp phần công khai, minh bạch, tránh tình trạng độc quyền thông tin, hạn chế hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực.
Đối với nhà nước, việc liên thông cũng giúp hạn chế được việc tăng biên chế, khó khăn về bố trí trụ sở tiếp công dân tại cơ quan đăng ký, cơ quan thuế; làm hạn chế hiện tượng trốn thuế; góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như thúc đẩy việc hiện đại hoá trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các cơ quan, tổ chức giải quyết TTHC.
Trả lời nội dung Tờ trình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau: Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.
Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, chi phí tuân thủ TTHC trước quy định liên thông là hơn 373,8 tỷ đồng còn chi phí tuân thủ sau khi thực hiện liên thông là hơn 201,8 tỷ đồng (tiết kiệm 46% chi phí).
Về tổ chức thực hiện, Đề án dự tính sẽ được thực hiện tại một số tỉnh, TP trực thuộc trung ương, địa bàn miền núi để đảm bảo tính tiêu biểu về tình hình, điều kiện kinh tế, địa lý, xã hội của các địa phương. Thời gian thực hiện thí điểm trong vòng 2 năm. Sau đó, sẽ có tổng kết rút kinh nghiệm để quyết định việc áp dụng trên phạm vi hợp lý.
ĐL
Theo Báo Pháp luật TPHCM
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30
- Nghị quyết giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
- Toàn bộ trường hợp phải viết hoa trong văn bản theo Nghị định 30
- Năm 2020, phí công chứng nhà đất có thay đổi?
- Cho phép xây dựng căn hộ chung cư 25m2 từ 01/7/2020
- Sắp tới đây, thi công chức sẽ khó hơn hiện nay?
- Năm 2020: Có tới 15 trường hợp được cấp Sổ đỏ
- Từ 11/02/2020, áp dụng quy định mới khi đăng ký xe máy
- Chồng một mình đứng tên Sổ đỏ, vợ có bị thiệt?
- Cập nhật Bảng giá đất 63 tỉnh thành giai đoạn 2020 - 2024
- Toàn bộ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ nhà đất
- Hướng dẫn cách để vợ chồng cùng đứng tên Sổ đỏ mới nhất
- NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN PHÁP LÝ CHO CONDOTEL. CẨN THẬN NHỮNG LỜI TRẤN AN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ LOẠI HÌNH NÀY
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
- Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
- Từ 01/4/2020, bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng
- Video: 5 điều cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư để tránh rủi ro
- Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?
- Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi có Bộ luật Lao động mới?