Mô hình "branded residences" là một yếu tố giúp thu hút khách hàng nước ngoài...
Với việc Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản tại kỳ họp vừa qua, chính thức mở cửa hơn cho việc mua nhà của người nước ngoài, nhiều chuyên gia và nhà đầu tư đều có chung nhận định rằng thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội đón nhận dòng vốn đầu tư mới…
“Cơ hội rất lớn”
“Tôi tin việc mở cửa này sẽ mang lại cơ hội rất lớn cho các nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam”, ông Christopher Piro, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Indochina Land nói khi được hỏi về quyết định quan trọng mới đây tại Quốc hội.
Vị chuyên gia giàu trải nghiệm về thị trường bất động sản Việt Nam này cho rằng trong khoảng 10 năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã có những hướng đi đúng đắn nhằm tự do hóa quyền sở hữu bất động sản đối với người nước ngoài. Mặc dù nếu so sánh với khu vực thì những quy định này vẫn đặt một số rào cản nhất định và kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư từ Hồng Kông, Singapore hoặc Trung Quốc.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng nếu như quy định mới cho phép người nước ngoài quyền sở hữu bất động sản lâu hơn và cho phép họ cho thuê bất động sản của mình thì sẽ có một lượng lớn nguồn tiền đầu tư vào bất động sản Việt Nam. Đây là thực tế được đúc kết từ việc trong những năm gần đây, Indochina Land đã trở thành nhà đầu tư tiên phong trong phân khúc cao cấp và bán thành công nhiều sản phẩm cho người mua nước ngoài.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý rằng hiện tại hầu hết các nhà đầu tư ưa chuộng loại hình căn hộ với tiêu chuẩn quản lý tầm quốc tế, hệ thống tiện ích toàn diện, và lợi nhuận cho thuê từ 3% đến 6%. Đây là điều mà bộ phận kinh doanh của Indochina Land đã rút ra được từ kinh nghiệm phát triển các dự án của mình tại các thành phố như Đà Nẵng và Tp.HCM.
Lấy ví dụ tại Đà Nẵng, người nước ngoài có thể yên tâm với các bất động sản hướng biển nằm trong khuôn viên khách sạn 5 sao, với mức giá trung bình khoảng 220.000 USD (khoảng 4,7 tỷ đồng) đối với căn hộ và 1.100.000 USD (tương đương 23,6 tỷ đồng) đối với biệt thự khi được mua bán tại thị trường thứ cấp, một mức giá rất cạnh tranh so với khu vực.
Cạnh tranh bằng "branded residences"
Thực tế kinh doanh tại một dự án cụ thể của Indochina Land là khu phức hợp Hyatt Regency Danang cho thấy, từ khi bắt đầu phát triển dự án đã có tới hàng trăm đơn đăng ký tìm hiểu mua bất động sản từ các khách hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, điều đầu tiên họ quan tâm là luật sở hữu bất động sản dành cho người nước ngoài, thời hạn sở hữu cũng như khả năng có thể cho thuê bất động sản đó.
Một điểm đáng chú ý là phần lớn các nhà đầu tư bất động sản trong khu vực tin rằng bất động sản ở Việt Nam có khả năng sinh lời và họ cần tài sản này tạo ra thu nhập. Chính vì điều đó, mô hình "branded residences" - trong đó các sản phẩm bất động sản sau khi được đầu tư phát triển sẽ được các thương hiệu quốc tế quản lý và khai thác - là một lựa chọn ưu tiên.
Cho đến nay, mô hình này đã và đang được một số nhà đầu tư áp dụng và các kết quả thực tế cho thấy đây sẽ là xu hướng đáng chú ý trong tương lai.
Chẳng hạn, tại dự án Hyatt Regency Danang, hiện chủ đầu tư đã bán 26/27 căn biệt thự và 171/183 căn hộ, một kết quả rất đáng chú ý trong bối cảnh thị trường bất động sản nói chung không thuận lợi.
Theo bộ phận kinh doanh của Indochina Land, mô hình "branded residences" là một yếu tố giúp thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài, những người muốn sở hữu một bất động sản gắn với những thương hiệu quốc tế như Hyatt, đồng thời kỳ vọng bất động sản đó sinh lợi cả về giá trị tài sản lẫn việc cho thuê lại. Ngoài dòng doanh thu ổn định, chủ sở hữu có quyền sử dụng căn hộ, biệt thự này từ 60 đến 90 ngày cho các chuyến nghỉ dưỡng.
Theo ông Christopher Piro, mặc dù quy định sở hữu nhà ở cho người nước ngoài còn nhiều hạn chế, phần lớn người mua muốn sở hữu phong cách sống sang trọng trong những kỳ nghỉ của họ tại Việt Nam và muốn đa dạng hóa những bất động sản họ nắm giữ tại một thị trường mới nổi như Việt Nam.
“Nhìn chung, điểm chốt của việc bán thành công những bất động sản này là sản phẩm có chất lượng vượt trội, tọa lạc tại những vị trí đắc địa và được quản lý bởi những thương hiệu quốc tế. Những đặc điểm trên đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự an tâm của người mua nước ngoài”, ông phân tích.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Những điểm cần lưu ý của Nghị định 76 hướng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- Sun Group hợp tác chiến lược với AccorHotels
- Biệt thự hạng sang đua nâng hạng bằng tiện ích
- Áp thuế tiêu thụ đặc biệt kiểu mới với ôtô nhập khẩu từ 2016
- 8 bước cần lưu ý trước khi mua nhà trả góp
- Làm gì với cầu Nguyễn Văn Trỗi?
- Sắp xây dựng khu biểu diễn cá heo và thú biển
- Văn bản luật có hiệu lực từ tháng 11-2015
- Ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
- Phân khúc bất động sản nào hưởng lợi nhờ TPP?
- Trường hợp đã mua bán đất nhưng chưa sang tên
- Quốc hội nóng chuyện “hợp đồng dân sự” bất động sản
- Quy định mới về mức thu lệ phí chứng thực
- Bất động sản có thể xuất hiện "cơn sốt" trong năm 2016, 2017
- Ô tô nhỏ sẽ ồ ạt nhập vào Việt Nam
- Đà Nẵng: “Đòi” Bộ Quốc phòng hỗ trợ 600 tỉ đồng
- Không quy định hợp đồng mua bán nhà sẽ gây bất an
- Giá đất tái định cư tại khu dân cư Phần Lăng 2
- TPP sẽ không tác động mạnh đến chứng khoán và bất động sản
- Bài cuối: Đà Nẵng muốn chuộc lại sân vận động Chi Lăng