Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2014, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận.
Cụ thể, cả nước đã cấp được 41,6 triệu GCN với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN.
Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu cũng được khẩn trương thực hiện. Số xã, phường, thị trấn đã hoàn thành và được tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện là 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,68%.
Một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho công tác quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (cả tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã)…
Đặc biệt, cải cách hành chính trong quản lý đất đai cũng được đẩy mạnh. Bộ đã xây dựng và công bố các thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai, gồm 41 thủ tục đối với Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 30 thủ tục so với trước đây; 62 thủ tục đối với địa phương chưa thành thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 9 thủ tục so với trước đây.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ) một cấp là bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Việc xây dựng mô hình là việc quan trọng cần thiết, nhưng cũng có không ít khó khăn.
Do đó, để mô hình được nhân rộng, các ngành, tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, chuẩn bị công phu. Các địa phương cần có đề án tổ chức mô hình cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương mình. Mục tiêu cụ thể là đến 31/12/2015, mô hình Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp sẽ được thực hiện cơ bản trên toàn quốc.
Trước đó, Đề án thí điểm kiện toàn Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp được thực hiện tại 4 tỉnh, thành phố, gồm Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hà Nam. Các văn phòng đều thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, như thủ tục đăng ký đất đai; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Việc thành lập Văn phòng ĐKQSDĐ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai; quy trình giải quyết được thực hiện thống nhất; hoạt động đăng ký có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất; thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ (GCNQSDĐ) bảo đảm đúng quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn cơ bản chấm dứt.
Thời gian thực hiện cấp GCNQSDĐ đã được rút ngắn đáng kể. Tại Đà Nẵng, thời gian giảm từ 33 ngày xuống còn 15 ngày; tại Hà Nam thời gian cấp GCNQSDĐ lần đầu giảm từ 33 ngày xuống còn 12 ngày.
Số lượng GCNQSDĐ cũng được cấp nhiều hơn. Thành phố Đà Nẵng cấp gần 40.000 GCNQSDĐ, tỉnh Đồng Nai cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ; thành phố Hải Phòng cấp được hơn 11.700 GCNQSDĐ, nâng tỷ lệ cấp GCNQSDĐ cho các loại đất chính của thành phố tăng từ 78% lên 91,2%.
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch