Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2014, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận.
Cụ thể, cả nước đã cấp được 41,6 triệu GCN với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN.
Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu cũng được khẩn trương thực hiện. Số xã, phường, thị trấn đã hoàn thành và được tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện là 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,68%.
Một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho công tác quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (cả tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã)…
Đặc biệt, cải cách hành chính trong quản lý đất đai cũng được đẩy mạnh. Bộ đã xây dựng và công bố các thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai, gồm 41 thủ tục đối với Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 30 thủ tục so với trước đây; 62 thủ tục đối với địa phương chưa thành thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 9 thủ tục so với trước đây.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ) một cấp là bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Việc xây dựng mô hình là việc quan trọng cần thiết, nhưng cũng có không ít khó khăn.
Do đó, để mô hình được nhân rộng, các ngành, tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, chuẩn bị công phu. Các địa phương cần có đề án tổ chức mô hình cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương mình. Mục tiêu cụ thể là đến 31/12/2015, mô hình Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp sẽ được thực hiện cơ bản trên toàn quốc.
Trước đó, Đề án thí điểm kiện toàn Văn phòng ĐKQSDĐ một cấp được thực hiện tại 4 tỉnh, thành phố, gồm Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hà Nam. Các văn phòng đều thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp, như thủ tục đăng ký đất đai; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Việc thành lập Văn phòng ĐKQSDĐ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai; quy trình giải quyết được thực hiện thống nhất; hoạt động đăng ký có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất; thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ (GCNQSDĐ) bảo đảm đúng quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn cơ bản chấm dứt.
Thời gian thực hiện cấp GCNQSDĐ đã được rút ngắn đáng kể. Tại Đà Nẵng, thời gian giảm từ 33 ngày xuống còn 15 ngày; tại Hà Nam thời gian cấp GCNQSDĐ lần đầu giảm từ 33 ngày xuống còn 12 ngày.
Số lượng GCNQSDĐ cũng được cấp nhiều hơn. Thành phố Đà Nẵng cấp gần 40.000 GCNQSDĐ, tỉnh Đồng Nai cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ; thành phố Hải Phòng cấp được hơn 11.700 GCNQSDĐ, nâng tỷ lệ cấp GCNQSDĐ cho các loại đất chính của thành phố tăng từ 78% lên 91,2%.
Các bản tin khác
- Thị trường bất động sản: Lạc quan trong thận trọng
- Siết tín dụng bất động sản: Động thái cần thiết để thị trường phát triển bền vững
- Thế giới ước mơ và hạnh phúc qua màn trình diễn của đội Ý
- Bất động sản xoay chiều đầu tư
- Biệt thự trên không, khái niệm mới về nhà ở
- Chủ tịch nước Lệnh công bố 7 Luật
- Bất động sản miền Trung còn nhiều dư địa phát triển
- Nhà đầu tư ngoại nào đang dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam?
- Gần 28 tỷ đồng xây bãi đỗ xe lắp ghép 6 tầng tại khu vực trung tâm thành phố
- GẶP MẶT NHÂN DỊP BÀ NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU AHLLVTND
- Đà Nẵng qui hoạch lại 7 khu 'đất vàng' của các đại gia
- Doanh nghiệp chuyên doanh bất động sản đầu tiên ở Đà Nẵng lên sàn chứng khoán
- Đà Nẵng sẵn sàng cho tuần lễ GEF 6
- "Ma trận" sàn giao dịch bất động sản
- Bão vành đai (Bài cuối: Không nên đô thị hóa cưỡng bức)
- Đà Nẵng: Ra mắt liên minh doanh nghiệp bất động sản G3
- Rà soát các dự án đầu tư trọng điểm về giao thông
- Các tuyến đường thuộc dự án Khu dân cư bàu Gia Phước (Q. Sơn Trà): Chậm thi công do mặt bằng còn "vướng"
- Sẽ lập Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Giải mã tại sao Liên Chiểu thu hút các nhà đầu tư lớn