(Dân trí) - Nhiều tổ chức tín dụng, văn phòng công chứng “tố khổ” các thủ tục hành chính bó buộc lĩnh vực công chứng và giao dịch bảo đảm trong buổi tọa đàm của Bộ Tư pháp ngày 7/1. Bộ đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục để “cởi trói” cho hoạt động này.
Chỉnh 13 thủ tục “kìm kẹp” công chứng, ngân hàng
(Dân trí) - Nhiều tổ chức tín dụng, văn phòng công chứng “tố khổ” các thủ tục hành chính bó buộc lĩnh vực công chứng và giao dịch bảo đảm trong buổi tọa đàm của Bộ Tư pháp ngày 7/1. Bộ đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục để “cởi trói” cho hoạt động này.
Tại cuộc tọa đàm “Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng và đăng ký giao dịch bảo”, đại diện Văn phòng công chứng Hồ Gươm nêu nhiều điểm bất cập trong quy định.
Khách hàng cần công chứng “vướng” ngay từ khâu trình giấy tờ tùy thân vì hiện tại, ngoài chứng minh thư, thẻ quân nhân, các loại giấy tờ có dán ảnh như giấy phép lái xe, thẻ Đảng, thẻ sinh viên hay Giấy xác nhận có dán ảnh đóng dấu giáp lai của Công an địa phương... đều không được chấp nhận.
Quy định “bịt” kín này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các văn phòng công chứng và hạn chế nhu cầu của người dân. Đại diện văn phòng công chứng Hồ Gươm đề nghị “đơn giản hóa” thủ tục bằng việc nới rộng quy định về giấy tờ tùy thân.
Nhiều thủ tục hiện gây khó cho hoạt động công chứng.
Chia sẻ với sự bức xúc trên, nhưng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính cho rằng, để bảo đảm an toàn pháp lý cho cả tổ chức tín dụng, tổ chức công chứng và người dân, cũng như để các hoạt động này được tiến hành đúng pháp luật thì vẫn phải thực hiện những quy định đó.
Từ thực tiễn hoạt động công chứng bắt buộc đối với các giao dịch cho vay, thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng, đại diện các ngân hàng cũng “ca thán” hệ thống quy định hiện đang gây nhiều rắc rối cho hoạt động của họ.
Ngân hàng quốc tế VIB dẫn chứng, quy định định giá tài sản bảo đảm được tiến hành định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm). Giá trị tài sản này vì vậy có thể thay đổi tăng - giảm theo thị trường, không phụ thuộc ý chí cả bên đi vay và bên cho vay.
Thế nhưng vì quy định giá trị phải ghi trong hợp đồng công chứng, dẫn đến việc ngân hàng cứ phải đều đặn mỗi lần định giá lại đi xin công chứng lại dù các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên vẫn giữ nguyên.
“Khoản vay 5 năm thì tài sản bảo đảm phải được định giá lại trên dưới 10 lần, đồng nghĩa với việc hợp đồng vay thế chấp đó phải công chứng lại trên dưới 10 lần, cả ngân hàng và người dân cùng “toát mồ hôi” - đại diện VIB “tố khổ”.
Đơn vị này đặt câu hỏi: hợp đồng bảo đảm có bắt buộc phải ghi giá trị tài sản bảo đảm hay không? Trên thực tế, công chứng nhà nước hầu hết từ chối chứng nhận nếu trong hợp đồng “bỏ qua” thủ tục này.
Khi ngân hàng này gửi văn bản hỏi Bộ Tư pháp thì nội dung trả lời lại đối lập nhau. Bộ khẳng định không cần thiết ghi giá trị tài sản bảo đảm nhưng trường hợp hợp đồng có ghi rõ nội dung này mà giá trị tài sản thay đổi thì vẫn buộc phải công chứng lại.
“Tắc” với văn phòng công chứng công ở những quy định cứng như này, đại diện VIB cho biết họ thường chọn đường khác là đến các văn phòng công chứng tư vì luôn được “thông cảm”, “ủng hộ”.
“Giải khó” cho người dân, doanh nghiệp, Bộ Tư pháp cho biến đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục hành chính (không thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ) trong lĩnh vực công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
P. Thảo
www.dantri.com.vn
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài