(Dân trí) - Nhiều tổ chức tín dụng, văn phòng công chứng “tố khổ” các thủ tục hành chính bó buộc lĩnh vực công chứng và giao dịch bảo đảm trong buổi tọa đàm của Bộ Tư pháp ngày 7/1. Bộ đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục để “cởi trói” cho hoạt động này.
Chỉnh 13 thủ tục “kìm kẹp” công chứng, ngân hàng
(Dân trí) - Nhiều tổ chức tín dụng, văn phòng công chứng “tố khổ” các thủ tục hành chính bó buộc lĩnh vực công chứng và giao dịch bảo đảm trong buổi tọa đàm của Bộ Tư pháp ngày 7/1. Bộ đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục để “cởi trói” cho hoạt động này.
Tại cuộc tọa đàm “Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng và đăng ký giao dịch bảo”, đại diện Văn phòng công chứng Hồ Gươm nêu nhiều điểm bất cập trong quy định.
Khách hàng cần công chứng “vướng” ngay từ khâu trình giấy tờ tùy thân vì hiện tại, ngoài chứng minh thư, thẻ quân nhân, các loại giấy tờ có dán ảnh như giấy phép lái xe, thẻ Đảng, thẻ sinh viên hay Giấy xác nhận có dán ảnh đóng dấu giáp lai của Công an địa phương... đều không được chấp nhận.
Quy định “bịt” kín này đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các văn phòng công chứng và hạn chế nhu cầu của người dân. Đại diện văn phòng công chứng Hồ Gươm đề nghị “đơn giản hóa” thủ tục bằng việc nới rộng quy định về giấy tờ tùy thân.
Nhiều thủ tục hiện gây khó cho hoạt động công chứng.
Chia sẻ với sự bức xúc trên, nhưng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính cho rằng, để bảo đảm an toàn pháp lý cho cả tổ chức tín dụng, tổ chức công chứng và người dân, cũng như để các hoạt động này được tiến hành đúng pháp luật thì vẫn phải thực hiện những quy định đó.
Từ thực tiễn hoạt động công chứng bắt buộc đối với các giao dịch cho vay, thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng, đại diện các ngân hàng cũng “ca thán” hệ thống quy định hiện đang gây nhiều rắc rối cho hoạt động của họ.
Ngân hàng quốc tế VIB dẫn chứng, quy định định giá tài sản bảo đảm được tiến hành định kỳ (6 tháng hoặc 1 năm). Giá trị tài sản này vì vậy có thể thay đổi tăng - giảm theo thị trường, không phụ thuộc ý chí cả bên đi vay và bên cho vay.
Thế nhưng vì quy định giá trị phải ghi trong hợp đồng công chứng, dẫn đến việc ngân hàng cứ phải đều đặn mỗi lần định giá lại đi xin công chứng lại dù các điều khoản, thỏa thuận giữa các bên vẫn giữ nguyên.
“Khoản vay 5 năm thì tài sản bảo đảm phải được định giá lại trên dưới 10 lần, đồng nghĩa với việc hợp đồng vay thế chấp đó phải công chứng lại trên dưới 10 lần, cả ngân hàng và người dân cùng “toát mồ hôi” - đại diện VIB “tố khổ”.
Đơn vị này đặt câu hỏi: hợp đồng bảo đảm có bắt buộc phải ghi giá trị tài sản bảo đảm hay không? Trên thực tế, công chứng nhà nước hầu hết từ chối chứng nhận nếu trong hợp đồng “bỏ qua” thủ tục này.
Khi ngân hàng này gửi văn bản hỏi Bộ Tư pháp thì nội dung trả lời lại đối lập nhau. Bộ khẳng định không cần thiết ghi giá trị tài sản bảo đảm nhưng trường hợp hợp đồng có ghi rõ nội dung này mà giá trị tài sản thay đổi thì vẫn buộc phải công chứng lại.
“Tắc” với văn phòng công chứng công ở những quy định cứng như này, đại diện VIB cho biết họ thường chọn đường khác là đến các văn phòng công chứng tư vì luôn được “thông cảm”, “ủng hộ”.
“Giải khó” cho người dân, doanh nghiệp, Bộ Tư pháp cho biến đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục hành chính (không thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ) trong lĩnh vực công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
P. Thảo
www.dantri.com.vn
Các bản tin khác
- Xôn xao thông tin nhóm nhà đầu tư Nhật Bản rót tỷ đô vào địa ốc
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)