KTĐT - Năm 2014, thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục, cũng là lúc làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) khá sôi động với các thương vụ “khủng”. Đặc biệt, trong năm qua, "đấu trường" M&A không chỉ là sân chơi của các nhà đầu tư (NĐT), DN nước ngoài mà còn có sự góp mặt của các DN trong nước. Thậm chí, phần lớn các DN thâu tóm nhiều dự án không phải là các đại gia trong làng BĐS mà là những tên tuổi mới nổi.
Sức hút vẫn mạnh
Theo các chuyên gia, BĐS Việt Nam vẫn được đánh giá rất hấp dẫn, có nhiều tiềm năng tăng trưởng, do đó có sức hút mạnh với các NĐT, tập đoàn kinh tế lớn từ nước ngoài. Nghiên cứu của Công ty RCA - đơn vị chuyên tư vấn về M&A cho thấy, từ năm 2011 đến nay, hoạt động chuyển nhượng BĐS ngày càng gia tăng. Trung bình mỗi năm có khoảng 15 thương vụ được thực hiện. Các công ty trong nước vẫn chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ bên mua là 63% và cũng có tới 54% bên bán.
Dự án nhà ở - văn phòng hạng sang Vinhomes Nguyễn Chí Thanh đang được triển khai xây dựng. Ảnh: Phạm Hùng
|
Tiếp đó, FLC Group cũng lập “hattrick”: Mua lại dự án Alaska Garden city, đổi tên thành FLC Garden city (năm 2013); Bỏ ra 198 tỷ đồng để mua lại Ion Complex (36 Phạm Hùng), đổi tên FLC Complex, đầu tư phát triển tổ hợp chung cư cao cấp 38 tầng, với khoảng 500 căn hộ; mua lại dự án 41 tầng Lavender (Hà Đông) đổi tên thành FLC Star Tower… Nhờ những thương vụ này, FLC được đánh giá là một hiện tượng của M&A. Chỉ trong vòng hơn một năm, quỹ dự án BĐS của FLC đã tăng vọt, với tổng mức đầu tư dự án lên gần 6.000 tỷ đồng. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, qua các thương vụ M&A, tiềm lực của DN nội theo đó tăng trưởng mạnh, nâng cao vị thế trên thương trường.
Đỏ mắt tìm... người bán
Về xu hướng M&A trong năm 2015, TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục có nhiều thương vụ chuyển nhượng các dự án phát triển nhà ở, bao gồm phân khúc căn hộ, BĐS gắn liền với đất và khu dân cư. Các tài sản đang hoạt động với tỷ suất sinh lợi ổn định và rủi ro thấp; Các dự án có vị trí tốt, đặc biệt ở khu vực trung tâm vẫn được các NĐT nhắm tới, săn lùng dù giá các dự án này không giảm và phải mất nhiều thời gian đàm phán. Sự quan tâm của các DN Nhật Bản và Hàn Quốc - vốn chiếm phần lớn các hoạt động M&A trong 2 năm qua dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, sẽ có thêm nhiều NĐT Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) quan tâm đến phân khúc nhà ở và văn phòng.
Tuy nhiên, theo ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn BĐS Sohovietnam, chuyên gia trong lĩnh vực M&A: “Trong các thương vụ mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập dự án, giá cả, thủ tục pháp lý, hồ sơ giấy tờ, phương thức giao dịch luôn là yếu tố quan tâm của hai bên mua bán. Song yếu tố quyết định sự thành công đôi khi lại ở sự đồng điệu, tiếp nối về tầm nhìn và mục tiêu phát triển dự án”.
Đồng quan điểm này, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam Richard Leech nhấn mạnh: “Năm 2015, điều cốt lõi của các thương vụ M&A không phải tìm kiếm người mua mà là người bán”. Theo đó, những người bán có cái nhìn sâu về sản phẩm đang chào hàng, có cơ cấu DN phù hợp với người mua sẽ được săn đón. Bởi nhiều dự án BĐS Việt Nam bán kèm cả công ty, NĐT mua lại dự án và sở hữu cả công ty đó. Vì vậy, cơ cấu DN, cơ cấu dự án, kinh nghiệm, tầm nhìn của đối tác bán là những yếu tố rất quan trọng.
Nhìn nhận chung của các chuyên gia đều cho rằng, năm 2015, xu hướng M&A sẽ tiếp tục bùng nổ, gia tăng hoạt động đàm phán để chốt các thương vụ. Đây cũng là năm không chỉ các NĐT nước ngoài mà cả các NĐT trong nước tích cực tham gia M&A.
Nguyên Khánh
Theo báo Kinh tế và Đô thị
Các bản tin khác
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Cách ký tên, đóng dấu văn bản chuẩn theo Nghị định 30
- Nghị quyết giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ
- Toàn bộ trường hợp phải viết hoa trong văn bản theo Nghị định 30
- Năm 2020, phí công chứng nhà đất có thay đổi?
- Cho phép xây dựng căn hộ chung cư 25m2 từ 01/7/2020
- Sắp tới đây, thi công chức sẽ khó hơn hiện nay?
- Năm 2020: Có tới 15 trường hợp được cấp Sổ đỏ
- Từ 11/02/2020, áp dụng quy định mới khi đăng ký xe máy
- Chồng một mình đứng tên Sổ đỏ, vợ có bị thiệt?
- Cập nhật Bảng giá đất 63 tỉnh thành giai đoạn 2020 - 2024
- Toàn bộ trường hợp được miễn lệ phí trước bạ nhà đất
- Hướng dẫn cách để vợ chồng cùng đứng tên Sổ đỏ mới nhất
- NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN PHÁP LÝ CHO CONDOTEL. CẨN THẬN NHỮNG LỜI TRẤN AN CỦA CÁC CHỦ ĐẦU TƯ LOẠI HÌNH NÀY
- Thủ tục sang tên Sổ đỏ: Toàn bộ những hướng dẫn mới nhất
- Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ?
- Từ 01/4/2020, bãi bỏ hàng loạt quy định xử phạt lĩnh vực xây dựng
- Video: 5 điều cần lưu ý khi mua căn hộ chung cư để tránh rủi ro
- Từ năm 2020, Sổ bảo hiểm xã hội không còn nữa?
- Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi có Bộ luật Lao động mới?