Năm nay, nguồn kiều hối của kiều bào gửi về VN đạt trên 9 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD so với 2010. Thống kê của Uỷ ban giám sát tài chính QG cho thấy, có tới 52% nguồn kiều hối đổ vào bất động sản.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng mạnh. (Ảnh minh họa)
Doanh số của Phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối của Ngân hàng Vietinbank năm nay ước đạt trên 1,3 tỷ USD. Đây là con số lớn nhất từ trước tới nay mà Ngân hàng này có được. Đại diện Ngân hàng Viettinbank cho rằng, lượng tiền kiều hối lên tới trên 9 tỷ USD là mức tăng trưởng ấn tượng trong năm nay và một phần lớn trong số tiền này đã được đầu tư vào bất động sản.
Theo ông Ngô Xuân Hải, Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và kiều hối ngân hàng Vietinbank: “Sở dĩ kiều hối năm nay tăng trưởng cao như vậy là vì bây giờ, kiều hối ngoài mục đích là trợ cấp thân nhân thì còn là dòng tiền đầu tư, phần nhiều vào đầu tư bất động sản. Kinh tế thế giới khó khăn nên hoạt động làm ăn của kiều bào ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, nên họ có xu hướng chuyển tiền về nước làm ăn”.
Chủ đầu tư của dự án Nine Ivory cho biết, dù mở bán vào đúng dịp thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay, tuy nhiên họ vẫn có được một lượng khách hàng đáng kể từ nguồn kiều hối chuyển về nước vào dịp cuối năm này. Bởi bất động sản nghỉ dưỡng với thế mạnh là thích hợp để đầu tư lâu dài, có khả năng sinh lời là cho thuê khi chủ đầu tư chưa sử dụng rất thích hợp với nhu cầu của kiều bào Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc dự án BĐS Nghỉ dưỡng Nine Ivory, công ty cổ phần đầu tư Archi đánh giá: “Năm nay lượng kiều hối tăng đã góp phần đáng kể vào thanh khoản bất động sản, nhất là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng”.
Một thống kế mới nhất từ Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, có tới 52% trong tổng số 9 tỷ USD kiều hối đã đổ vào bất động sản. Rõ ràng số tiền gần 5 tỷ USD này được ví như “bình ôxy” giúp hà hơi thổi ngạt cho thị trường bất động sản lúc này. Và đây cũng là minh chứng cho việc kiều bào đã nhìn thấy cơ hội đầu tư khi nhiều dự án bất động sản Việt Nam đã giảm về mức giá hấp dẫn.
Dù chưa có chính sách nhằm định hướng dòng tiền kiều hối, nhưng rõ ràng, với 9 tỷ USD, chiếm gần 1/10 GDP của Việt Nam, thì đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế, nhất là thị trường bất động sản lúc này, khi mà hầu hết các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn và các dự án bất động sản Việt Nam đang trong tình cảnh khát vốn.
Tác giả : Hoà An
Các bản tin khác
- Thị trường đất nền: giao dịch giảm, giá không giảm
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro