CafeLand - Sau nhiều năm “đóng băng”, mảng địa ốc du lịch Đà Nẵng, chủ yếu ở khu vực ven biển, có thể có biến động nhất định trong năm 2015 nhờ chủ trương thúc đẩy mua bán, sáp nhập đang được địa phương thúc đẩy.
Một thành viên ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng nhìn nhận, hoạt động của thị trường bất động sản nơi đây không khởi sắc trong năm 2014. Các đơn vị khai thác như Savills, CBRE, Đất Xanh, DanaLand… dù cố gắng có nhiều hoạt động “hâm nóng”, vẫn không làm tình hình khả quan hơn. Lượng giao dịch thấp, giá chào bán không ngừng hạ… là hiện tượng phổ biến.
Định vị thị trường chưa chuẩn?
Hơn 5 năm qua, Đà Nẵng phải chấp nhận “trả giá” khá nhiều về chiến lược hình thành và phát triển. Một nhà môi giới Hà Nội có vài dự án nhỏ bên bờ biển Đà Nẵng nhìn nhận, giai đoạn “bùng nổ” trước đây, toàn bộ đất nền ven biển thành phố này đều “bị sốt”. Một lượng lớn lô đất quy hoạch đã nhanh chóng được “cắm sổ” bởi các nhà đầu tư từ Hà Nội và phía nam. Trục ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc được truyền thông biến thành tâm điểm các dự án nghỉ dưỡng 5 sao.
Nhưng đến nay, phần lớn giao dịch này đều… nguyên trạng. Nghĩa là vốn và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư không khởi sắc. “Không ít dự án thật ra đã… thuộc về các ngân hàng với giá… phát mãi, chẳng qua chưa công bố mà thôi”. Nhà môi giới Hà Nội cay đắng nhận xét.
Tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư vào bất động sản du lịch Đà Nẵng còn chậm.
Nguyên nhân theo giới chuyên môn, là những nhà đầu tư, chính xác là đầu cơ, đã định vị chưa chuẩn về thị trường Đà Nẵng.
Thứ nhất là lệch về nhu cầu, khi các đơn vị khai thác cho rằng các nhà đầu tư sẽ đổ về đây, trong khi thực tế lực hút ở các đô thị Hà Nội, TP.HCM mới là quyết định. Các dự án bất động sản du lịch Đà Nẵng không ưu tiên nhà đầu tư tại chỗ, mà triển khai kiểu “đẩy giá cao tìm cơ hội triệu đô”. Nên, khi bất động sản 2 đầu tụt, hiện trạng nhà đất Đà Nẵng cũng… tụt nhanh hơn.
Thứ hai, khảo sát cơ hội thiếu chính xác. Theo 1 số nhà đầu tư, bờ biển miền Trung đẹp, song chỉ khai thác theo mùa, có cả thiên tai. Hạ tầng và dịch vụ tại khu vực kém. Cho nên, khi triển khai không với tư duy kết nối, nhiều dự án nghỉ dưỡng đã trở thành “ốc đảo”, “nhốt” du khách sau bờ rào. Điều này trái ngược tiêu chí “cộng đồng thân thiện” nơi đây, khiến các dự án “tự nhiên” bị bài xích, du khách dễ bị “chặt chém”…
Nên sáp nhập tổng thể!
Đánh giá hiện trạng bất động sản địa phương, chính quyền thành phố Đà Nẵng mới đây xác nhận, hiệu quả khai thác nhiều dự án đầu tư chưa cao. Do đó, địa phương sẽ tích cực vận động M&A các dự án, tạo 1 thay đổi từ năm 2015 này.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng bày tỏ, về căn bản, các chủ đầu tư dự án bất động sản Đà Nẵng thời gian qua cần được soát lại. Nhiều chủ đầu tư tích cực, mong muốn gắn kết, nhưng nội lực không đủ, sau khủng hoảng kinh tế lại càng khó khăn. Công tác khảo sát, quy hoạch, hỗ trợ cho họ tại Đà Nẵng cũng chưa tốt. Cho nên, nhiều dự án đã “sa lầy” không do lỗi nhà đầu tư, cũng không vì chính quyền thờ ơ. Cái thiếu, cái yếu, chỉ là chưa có cơ chế để các nhà đầu tư ngồi lại thỏa thuận với nhau, cùng khai thác bất động sản tại chỗ 1 cách hợp lý hơn.
Quy hoạch đất du lịch của Đà Nẵng vẫn còn nhiều điểm trống.
Đây là lý do, và cũng là định dạng của Đà Nẵng về lĩnh vực bất động sản 2015: Tạo điều kiện cho các dự án có thể mua bán, sáp nhập thuận lợi nhất, huy động được nhiều nguồn, nhiều nhà đầu tư cùng triển khai các dự án, dựa trên lợi thế của nhau. “Khi ngồi lại thỏa thuận, các nhà đầu tư sẽ minh bạch hóa nhiều vấn đề, tưởng chừng vướng không gỡ được, nhưng thực chất chỉ cần mỗi bên lùi 1 tí, là các dự án được khơi thông, nhất là có thể đầu tư thêm nhiều hạng mục tổ chức dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn”, ông Viết nhìn nhận.
Theo 1 khảo sát chưa chính thức, bất động sản du lịch Đà Nẵng hiện đang còn hơn 20 dự án trở ngại, có dự án đang xúc tiến lại “tắc” mặt bằng. Trong khi đó, lượng đất quy hoạch ở địa bàn còn trống nhiều. Khảo sát lại, liên hệ điều đình với các chủ dự án, nhất là số dự án “bị treo” từ giai đoạn bùng nổ trước đây, qua đó tổ chức M&A, là hướng cần thiết để thay đổi tình hình.
Rất may là, chính quyền Đà Nẵng đang nỗ lực chấp nhận vào vai trò này. Bất động sản du lịch Đà Nẵng 2015, vì thế sẽ lạc quan hơn!
Các bản tin khác
- Vicoland bàn giao 140 sổ hồng cho khách hàng mua chung cư
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng