(Thanh tra) - Các ngân hàng (NH) đang mở rộng đối tượng cho vay. Mỗi năm, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có gần cả vạn gia đình mới lập mà chưa có nhà. NH sẵn sàng cho nhóm đối tượng này vay tiền mua nhà. Điều quan trọng nhất là người vay cần đọc kỹ các điều khoản cam kết trong hợp đồng.
Căn hộ chung cư luôn là giấc mơ của những cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội. Ảnh: Thế Lữ
Lý do ngân hàng cho vay
NH cho người không có tài sản thế chấp vay tiền để mua nhà, hay nói đúng hơn là tạo điều kiện cho những người không có tiền vẫn mua được nhà bởi các lý do sau: Thứ nhất, rất có thể các NH mà 4- 5 năm trước đây đã cho các doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản vay tiền. Nhưng do khủng hoảng tài chính, các DN bất động sản không bán được hàng hoặc là đình trệ trong sản xuất. Bây giờ họ kết hợp với NH bằng cách cho khách hàng vay tiền mua nhà nhưng chính tài sản mua đó lại đem thế chấp ở NH. Bằng cách này, các DN trước đây vay tiền NH đã trả các khoản vay bằng cách trả căn hộ cho NH như trên.
Lý do thứ hai, nhóm đối tượng gia đình mới lập có nhu cầu bức thiết về nhà ở. Nhóm này động về số lượng nên có sức vay lớn và tỷ lệ rủi ro rất thấp vì giấy tờ hồ sơ nhà đều do NH nắm giữ.
Lãi suất cho vay
Hiện có nhiều NH có các phương thức cho vay khác nhau: Có NH cho vay lãi suất 0% cho năm đầu, năm thứ hai trở đi lãi suất thả nổi nhưng vẫn thấp hơn lãi suất thị trường 1%. Nhóm khách hàng vay theo phương thức này chỉ được mua nhà do NH chỉ định (rất có thể thuộc đối tượng DN “trả tiền bằng nhà” cho NH), nhưng cũng chỉ được vay 50% giá trị căn hộ, còn lại phải trả bằng tiền mặt.
Dăm tháng trước đây, có những NH hạ lãi suất cho vay 4,9%/năm trong 6 tháng đầu. Tháng thứ 7 trở đi lãi suất bằng lãi suất tiền gửi cộng với biên độ dao động nhất định. Cũng có những NH lãi suất 6 tháng đầu chỉ 7%/năm, 6 tháng tiếp theo gần 11%/năm. Nếu khách vay trả hết nợ trong năm đầu thì lãi suất cho vay bình quân là khoảng trên 10%. Theo tính toán, nếu NH thiệt về cho vay lãi suất thì họ bù lại bằng cách nâng giá căn hộ.
Hiện nay, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng là 6,8%/năm cộng chi phí kinh doanh 3- 4% suy ra lãi suất cho vay khoảng 10,5%/năm, như vậy NH đã có lãi.
Cần đọc kỹ điều khoản
Trước lời chào mời mùi mẫm của các NH, khách vay cần nhớ rằng: NH không phải là tổ chức từ thiện mà NH là một DN với đặc thù kinh doanh tiền tệ, có nguyên tắc bất di bất dịch là luôn phải bảo toàn và phát triển vốn. Cho nên, nếu giá cho vay thấp thì phải xem xét giá căn hộ đó so với mặt bằng xung quanh ngang bằng hay là cao hơn. Thường họ lấy lợi nhuận từ phía căn hộ để bù vào khoản cho vay lãi suất thấp. Thứ nữa, khách hàng cần lưu ý: Lãi suất năm đầu thấp hơn so với mức lãi suất thông thường chút ít, nhưng từ năm thứ hai trở đi họ căn cứ vào mức lãi suất của thị trường chung có sự điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh nếu tính toán không khéo thì suốt cả đời còng lưng “cày” trả nợ.
Từ xưa tới nay, các hợp đồng kiểu như thế luôn luôn đẩy điều bất lợi về phía khách hàng.
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng