(TNO) Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý nhất trong Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hộiđang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến rộng rãi trước khi hoàn thiện trình Chính phủ.
Nhà ở xã hội có diện tích tối đa là 90 m2 - Ảnh: Lê Quân
|
Theo quy định hiện hành, nhà ở xã hội có diện tích tối đa không được vượt quá 70 m2. Nới rộng quy định này, trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức giới hạn diện tích nhà ở xã hội rộng nhất là 90 m2 và đang lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, doanh nghiệp, chuyên gia...
Cụ thể, trường hợp nhà ở xã hội là loại nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ có diện tích tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa không quá 90 m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, số lượng căn hộ trong một dự án phát triển nhà ở xã hội có diện tích sàn từ 25 m2 đến dưới 30 m2 và từ 70 m2 đến dưới 90 m2 không được quá 20% tổng số căn hộ.
Đối với nhà ở xã hội là loại nhà liền kề thấp tầng thì diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không được vượt quá 90 m2, hệ số sử dụng đất không quá 2,0 lần và phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Số lượng nhà ở xã hội loại nhà liền kề thấp tầng trong một dự án có diện tích đất xây dựng từ 70 m2 đến dưới 90 m2 không được quá 10% tổng số căn nhà.
Đối với chủ đầu tư, Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định khi đầu tư dự án phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất, kể cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT và hình thức BOT tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.
Các trường hợp dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha thì ngoài hình thức dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội quy định, chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%, tính theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm chuyển giao để Nhà nước sử dụng làm nhà ở xã hội, hoặc nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo khung giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành, nhằm bổ sung vào Quỹ phát triển nhà ở của địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.
Với người mua, thuê mua nhà ở xã hội, dự thảo này quy định chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi trả hết tiền ghi trong hợp đồng đã ký kết và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhưng phải bảo đảm thời gian ở tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.
Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho người khác, ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó, đối với nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở.
Số tiền phải nộp sẽ tính căn cứ theo giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán lại nhà ở.
Theo Báo Thanh niên
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng