(Cadn.com.vn) - Đà Nẵng là một trong 4 thành phố trên toàn cầu cùng với Assiut (Ai Cập), Frankfurt (Đức) và Kigali (Rwanda) được Chương trình định cư Con người Liên hợp quốc (UN – Habitat) chọn tham gia nghiên cứu dự án Quy hoạch nhanh”.
- Sáng 10-3, Viện Nghiên cứu KT-XH Đà Nẵng phối hợp với UN – Habitat tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khởi động dự án Quy hoạch nhanh” nhằm phát triển phương pháp quy hoạch nhanh đa ngành, trong đó tập trung vào hạ tầng và các dịch vụ cơ bản, sử dụng tối ưu năng lượng, nước, nước thải, chất thải rắn và nông nghiệp đô thị, từ đó, làm cho việc quy hoạch hạ tầng tại các thành phố tăng trưởng nhanh hơn và hiệu quả hơn vì lợi ích của người dân. Dự hội thảo có Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn; đại diện tổ chức UN – Habitat tại Việt Nam; các chuyên gia nhóm nghiên cứu Dự án quy hoạch nhanh.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, Đà Nẵng là một trong số ít thành phố trên thế giới được UN – Habitat lựa chọn để hỗ trợ tư vấn triển khai dự án nhằm mục tiêu xây dựng chính sách phát triển quy hoạch đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế.
Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn mong muốn các chuyên gia UN- Habitat có nhiều ý kiến đóng góp cũng như những giải pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế nhằm xây dựng TP Đà Nẵng trở thành một đô thị năng động, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời, cam kết sẽ hỗ trợ hết khả năng nhằm giúp dự án đạt được thành tựu nghiên cứu khả thi để áp dụng vào thực tiễn, phù hợp với điều kiện của TP.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội thảo. |
Tại Hội thảo các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức và UN-Habitat đều nhận định, hiện nay mức đô thị hóa ở Việt Nam là 33% ước tính đến năm 2020 tăng đến 50%. Tốc độ đô thị hóa quá mức sẽ vượt khả năng chịu đựng của con người. Trước thực tế đó đưa ra dự án về việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, sử dụng tài nguyên đất, nước gắn với thực tiễn, tổng ngân sách là 410.000 EUR. Dự án được tiến hành từ tháng 3-2015 đến tháng 3-2019. Mục đích chính của dự án nhằm giúp giảm rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu tại đô thị Đà Nẵng.
Theo như nhận xét của các nhà nghiên cứu Đức, Đà Nẵng là thành phố có tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên không gian công cộng còn rất chật hẹp. Nếu được đầu tư thêm thì Đà Nẵng sẽ sớm có môi trường xanh, sạch đẹp, có những mô hình hay nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Theo TS Nguyễn Quang, Giám đốc UN-Habitat tại Việt Nam, Đà Nẵng cần nhanh chóng có giải pháp bảo vệ nguồn nước, đất đai, ứng phó với lũ lụt, biến đổi khí hậu, thiên tai thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng xanh.
Theo ông Dieter Steinbach, Trưởng nhóm dự án Quy hoạch nhanh, Đà Nẵng là thành phố duy nhất ở Việt Nam và là một trong 4 thành phố trên thế giới được chọn làm thí điểm, bởi lẽ Đà Nẵng là thành phố phát triển năng động, quan tâm đến vấn đề môi trường, chính quyền thành phố cam kết sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. Cũng theo ông Dieter Steinbach mỗi ngày Đà Nẵng thải ra 674 tấn rác thải, 93% trong số đó là rác thải từ hộ gia đình (Trung bình 0,71kg/người/ngày).
Để giảm thiểu tình trạng này, thì cần thu gom các chất thải hữu cơ các khu dân cư cũng như các chợ dân sinh trên địa bàn liên kết với các đơn vị sản xuất phân bón. Từ đó, cộng đồng địa phương sẽ có môi trường sạch hơn, giảm lượng rác thải, có đầu vào cho ngành sản xuất phân bón, nông dân sẽ được sử dụng các loại phân bón giá rẻ an toàn với môi trường...
Xuân Đương – Bích Liên
Theo Báo CA ĐN
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay