(PLO)-Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5.
Nghị định 29 hướng dẫn việc chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng công chứng VPCC; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng VPCC; chính sách ưu đãi đối với VPCC thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của VPCC; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên và tổ chức xã hội-nghề nghiệp của công chứng viên.
Ưu đãi cho VPCC tại địa bàn khó khăn
Theo đó, VPCC thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi sau: được hưởng các ưu đãi về thuế; được thuê trụ sở với giá ưu đãi, được cho mượn trụ sở, hỗ trợ về trang thiết bị, phương tiện làm việc trong 3 năm đầu hoạt động.
Hướng dẫn về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, nghị định 29 nêu rõ: Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định và tại Ủy ban nhân dân cấp xã có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu có trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Tổ chức hành nghề công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng được thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 3 triệu đồng/năm/công chứng viên.
Theo nghị định 29, mỗi tỉnh, thành phố sẽ được thành lập một Hội công chứng viên và trên phạm vi cả nước là Hiệp hội công chứng viên để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hành nghề.
Ảnh minh họa
Trong thời gian chưa có Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam, Điều lệ của Hội công chứng được tiếp tục áp dụng cho đến khi Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được phê duyệt.
Người đang tham gia chương trình đào tạo nghề công chứng 6 tháng theo quy định của Luật công chứng năm 2006 tại thời điểm Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc đào tạo theo chương trình đó và được công nhận hoàn thành việc tham gia đào tạo nghề công chứng. Việc tập sự hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Luật công chứng năm 2014.
Điều kiện về Trưởng VPCC quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật công chứng năm 2014 không áp dụng đối với người đang là Trưởng Văn phòng của VPCC được thành lập trước ngày Luật công chứng năm 2014 có hiệu lực thi hành.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng "ghi điểm" nhờ tỷ phú thế giới "đổ bộ"
- Lộ diện các diễn giả ở hội nghị “bí ẩn” tại Đà Nẵng
- Bộ trưởng Xây dựng: 'Thị trường bất động sản còn rất khó khăn'
- Hội nghị 'bí ẩn' tại Đà Nẵng của các đại gia quốc tế
- Thuế TNCN chuyển nhượng bất động sản: Vẫn còn vướng mắc
- Giá đất tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố
- BĐS Đà Nẵng: Nhà phố đang "ngược dòng"
- Sửa đổi Luật Công chứng: Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng
- Giải ngân hơn 220 tỷ đồng mua nhà ở xã hội
- Hủy quy hoạch xây dựng nhiều tuyến đường ở quận Ngũ Hành Sơn
- Chủ đất cũ “làm khó” khi sang tên
- Kiến nghị cho thế chấp bất động sản ở ngân hàng nước ngoài
- Điều chỉnh, thẩm định một số đồ án
- Xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật
- Nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số công lý
- DỰ ÁN MỞ RỘNG TRƯỜNG ĐH THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Giải quyết nợ đất tái định cư
- Gỡ khó cho bất động sản từ gói 30.000 tỷ đồng
- Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp cơ sở
- 600.000 “sổ đỏ” đã ký chưa có người nhận